Thực trạng pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam
ThS
ThS.
Hoàng Thị Ngọc, Giảng viên Khoa Đào tạo Thẩm phán
Tóm tắt:
Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu khái quát chung về pháp luật bảo vệ
quyền lợi người lao động trong bối cảnh dịch bệnh covid-19, chỉ ra một số khó
khăn khi áp dụng pháp luật lao động trong thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh
covid - 19
Từ khoá: bảo vệ người lao động; covid -19; giải pháp; bộ luật lao động
Mở
đầu:
Vào cuối tháng 12 năm 2019,
Đại
dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc và nhanh chóng lan
rộng ra toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đại dịch tác động đến hầu hết các
lĩnh vực, trong đó có thị trường lao động nói chung, người lao động (NLĐ) và
người sử dụng lao động (NSDLĐ) nói riêng.
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong dịch bệnh Covid-19 đều buộc phải tìm
đủ mọi cách để thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai các phương án lao động ở trên, doanh nghiệp khó tránh khỏi những xung đột
lợi ích phát sinh có liên quan đến người lao động. Bên cạnh đó, còn có nhiều vấn
đề nan giải khác mà doanh nghiệp cũng phải tìm hướng giải quyết, bao gồm trợ cấp
mùa dịch, chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động trong mùa dịch, bài toán
giảm lương, tăng trợ cấp đối với người lao động bị nhiễm dịch bệnh Covid-19, hỗ
trợ của
Công
đoàn cơ sở đối với người lao động là công đoàn viên hay các vấn đề về việc giảm
giờ làm, cho người lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và
thậm chí là cho người lao động nghỉ việc.
1.
Khái
quát chung về pháp luật bảo vệ quyền lợi
người lao động trong bối cảnh dịch bệnh covid-19
“Bảo
vệ người lao động”
là
nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật pháp về lao động. Việc xác định
nguyên tắc này trước hết là dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước. Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện quyền được lao động
của người dân, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ quyền của người lao động
tại Khoản 1, Điều 5, trong đó có những quyền cơ bản như: Tự do lựa chọn việc
làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; hưởng
lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng
lao động, được bảo hộ lao động; thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại
diện người lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, Bộ luật
Lao động cũng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và
các quyền khác của người lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định.
Pháp luật lao động (PLLĐ) xác định các nguyên tắc bảo vệ NLĐ, nội dung bảo vệ
NLĐ và các biện pháp nhằm thực hiện nội dung bảo vệ NLĐ. Dựa trên các quy định
này, NLĐ có cơ sở để được hưởng những lợi ích trong quan hệ lao động (QHLĐ) và
xác định tính bất hợp pháp trong những hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp
này.
Một
là,
pháp
luật lao động quy định các nguyên tắc bảo vệ người lao động.
Những nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo cơ bản định ra để thống nhất quá trình
soạn thảo, ban hành, giải thích, áp dụng PLLĐ, nhằm mục đích bảo vệ NLĐ. Các
nguyên tắc cơ bản về bảo vệ NLĐ trong PLLĐ Việt Nam bao gồm: (i) Bảo vệ NLĐ
trong mối tương quan hợp lý với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; (ii)
Bảo vệ NLĐ một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử và (iii) Bảo vệ NLĐ bằng
các tiêu chuẩn tối thiểu, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn so với quy
định của pháp luật. Việc xác định nguyên tắc bảo vệ NLĐ là đặc biệt cần thiết
trong bất kỳ bối cảnh nào. Các nguyên tắc này vừa là định hướng, vừa là thước đo
tính hợp lý, khoa học của hệ thống quy định bảo vệ NLĐ.
Hai
là,
pháp
luật lao động quy định nội dung bảo vệ người lao động.
Nội dung bảo vệ NLĐ được xác định trên cơ sở nhu cầu của NLĐ trong phạm vi QHLĐ,
đặt trong điều kiện các nguy cơ xâm hại có thể xảy ra từ phía NSDLĐ. NLĐ ở mọi
thời đại đều có những nhu cầu cơ bản nhất từ có việc làm và có thu nhập thỏa
đáng, trong điều kiện môi trường lao động tốt: cả về an toàn, kỹ thuật lao động
và quan hệ giữa NLĐ với nhau... Tuy nhiên, tương quan lao động và cung cầu lao
động trên thị trường thường bất lợi cho phía NLĐ, ảnh hưởng đến việc làm của họ.
Trong nhiều trường hợp, NSDLĐ còn lợi dụng vị thế của mình và điều kiện thị
trường đối xử bất công với NLĐ... Trong điều kiện đó, pháp luật của hầu hết các
nước đều có quy định để bảo vệ NLĐ, thể hiện tập trung ở BLLĐ hoặc nhiều đạo
luật khác nhau. Dù được quy định trong một hay nhiều văn bản khác nhau thì dưới
góc độ là vấn đề cơ bản trong điều chỉnh QHLĐ, việc bảo vệ NLĐ thường bao gồm
các nội dung: bảo vệ việc làm, thu nhập; bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, uy tín... cho họ.
Ba
là,
pháp
luật lao động quy định các biện pháp bảo vệ người lao động.
Biện pháp bảo vệ NLĐ là các biện pháp do PLLĐ quy định để các nội dung bảo vệ
NLĐ được đảm bảo thực hiện. Như đã phân tích ở trên, luật lao động xác định các
nội dung bảo vệ NLĐ trong lĩnh vực việc làm, thu nhập; danh dự, nhân phẩm, thân
thể, quyền và lợi ích của họ trong quá trình lao động. Đồng thời với các nội
dung nêu trên, nhiều biện pháp bảo vệ NLĐ cũng được quy định. Các biện pháp bảo
vệ này được sử dụng đan xen với nhau trong quá trình thực hiện mục đích bảo vệ
NLĐ.
Từ
đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của người lao động. Nhằm
bảo đảm việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho
công nhân, người lao động, Nhà nước có nhiều chính sách như: Đầu tư xây dựng hạ
tầng xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, người
lao động; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; chia sẻ khó
khăn, hỗ trợ, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, bảo đảm an
sinh xã hội... Cụ thể, Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ ban hành 12 chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19 bao gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm
dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người
lao động; tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao
động ngừng việc; chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ
tiền ăn đối với người điều trị Covid-19; hỗ trợ đạo diễn nghệ thuật, diễn viên,
họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp; hỗ trợ hộ kinh doanh; cho vay trả lương ngừng
việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ lao động tự do. Ngoài ra, các khuyến
nghị của
Tổ chức lao động quốc tế
(ILO)
và
tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
cũng có giá trị tham khảo để
ứng
phó với đại dịch,
xây dựng các chính sách, đặc biệt là chính sách thị trường lao động tích cực.
Như
vậy,
có thể thấy pháp luật lao động đã có rất nhiều quy định để bảo vệ người lao động
về việc làm, thu nhập, nhân thân và an sinh xã hội. Tuy nhiên,
BLLĐ 2019 ra đời và chính thức phát sinh hiệu lực thi hành ngày 1/1/2021 nên
hiện nay vẫn chưa có văn bản dưới luật nào được đưa ra để bảo vệ quyền của NLĐ
trong bối cảnh dịch bệnh. Những quy định trong BLLĐ năm 2019 chủ yếu vẫn chỉ
mang tính lý thuyết và khái quát cao, để đưa ra các quy định vào thực tiễn thì
còn rất khó khăn. Những tồn tại chủ yếu nằm ở khâu thực hiện chưa triệt để và
quản lý, kiểm tra chưa đạt yêu cầu cần thiết.
2.
Thực trạng pháp luật lao động việt nam về bảo vệ quyền lợi của người lao động
trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ việc làm
Thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu
cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều: quý I có 16,9 triệu
người từ 15 tuổi trở lên bị tác động (đã giảm 7,8 triệu lao động so với các quý
Quý IV năm 2021), đến quý II chỉ còn 8 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực (giảm
8,9 triệu so với quý trước và giảm 4,8 triệu so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao
động bị mất việc làm trong tổng số lao động bị tác động cũng đã giảm mạnh so với
những quý trước, số lao động bị mất việc làm quý II năm 2021 còn 0,4 triệu người
chỉ chiếm 5,3%, 0,5 triệu người không tìm được việc làm, 2,2 triệu người tạm
nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ
làm, 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập. Số lao động có việc làm tăng nhanh trở
lại theo chiều phục hồi của phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Lao động có
việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,288 triệu người, tăng 417 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Mặc dù số lượng lao động có việc làm chưa trở lại trước
đại dịch nhưng cho thấy sự phục hồi
của thị trường lao động khi số lao động có việc làm đã bắt đầu cao hơn so với
đầu năm 2020 (năm 2020 là 50,1 triệu người). Số lao động có việc làm tăng nhiều
nhất là ở khu vực thành thị, tăng 762 nghìn người. Số lao động có việc làm gia
tăng ở cả doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: lao động trong doanh
nghiệp là 13,3 triệu người tăng 522 nghìn người so với quý trước; lao động trong
cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 16,8 triệu người, tăng 533 ngàn người so với
quý trước. Thị trường việc làm có sự phục hồi bền vững khi số lao động có việc
làm khu vực chính thức tăng cao hơn so với khu vực phi chính thức: Số lao động
có việc làm phi chính thức là 21,4 triệu người, tăng 54,5 nghìn người; số lao
động chính thức là 17,1 triệu người tăng 449,3 nghìn người so với quý trước và
tăng 1,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Trước thực trạng cho thấy, để khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính
phủ đã ban hành nhiều chính sách quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động
trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm
duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg quy định việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động,
người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất
nghiệp, trong đó quy định chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Nhằm thúc đẩy kết nối cung – cầu về thị trường lao động, nhiều hoạt động gắn kết
giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đã được chú trọng triển khai mạnh mẽ và
đồng bộ, doanh nghiệp đã tham gia sâu vào các hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
thị trường lao động và việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực. Qua
đó, đã tạo được tiếng nói chung, chương trình đào tạo đã được xây dựng và đang
được tổ chức đào tạo kỹ năng quản lý đào tạo, kỹ năng dạy học cho cán bộ kỹ
thuật của doanh nghiệp, tạo tiền đề để hình thành mô hình đào tạo tại doanh
nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trò là nhà trường thứ hai trong hoạt động đào tạo
nghề.
2.2. Thực trạng pháp luật về về bảo vệ thu nhập của người lao động trong bối
cảnh dịch bệnh covid – 19
Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của người lao động, đặc biệt là công nhân, người lao động trong các doanh
nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, tiền lương chủ yếu do doanh nghiệp tự ấn định, trong khi năng lực thỏa
thuận của người lao động, vai trò của công đoàn cơ sở còn hạn chế, sức ép việc
làm lớn, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được
thường xuyên, kịp thời, việc cung cấp thông tin thị trường về tiền lương còn
thiếu, cho nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp ép mức tiền công của người lao động
thông qua việc thỏa thuận ký hợp đồng lao động với mức tiền lương thấp, chia nhỏ
mức lương thành các khoản phụ cấp, trợ cấp là nguyên nhân chính của các cuộc
tranh chấp lao động và đình công. Thực tiễn này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền
được hưởng mức lương công bằng, hợp lý và được trả lương bằng nhau cho những
công việc như nhau.
Trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid - 19 hiện nay, cần đặc biệt chú trọng
xây dựng chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội hiệu quả, hợp lý, đảm bảo được
mức sống tối thiểu của người lao động. Theo đó, trả lương ngừng việc cho người
lao động trong thời gian ngừng việc do liên quan dịch bệnh Covid-19, các doanh
nghiệp, hợp tác xã có sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) thực
hiện chế độ trả lương ngừng việc cho người lao động theo đúng quy định của pháp
luật lao động như sau: (1) Về nguyên tắc, việc trả lương ngừng việc căn cứ vào
quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019 để xem xét các trường hợp gây ra
ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên
nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động; (2) Đối
với những trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của
dịch Covid-19 sau đây được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều
99 Bộ luật Lao động năm 2019: a) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian
thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (cách ly tập trung,
cách ly tại nhà, cách ly tại khu nhà trọ, cách ly khu lưu trú,...); b) Người lao
động phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền; c) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp
hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, kể cả các trường hợp người lao động phải
ngừng việc khi doanh nghiệp xây dựng, thực hiện phương án “3 tại chỗ” theo chủ
trương của Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Người lao động phải ngừng việc do doanh
nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động
hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang
trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc. Tiền
lương ngừng việc trong các trường hợp này do doanh nghiệp và người lao động thỏa
thuận, nhưng phải đảm bảo: - Nếu thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở
xuống (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì
tiền lương ngừng việc hai bên thỏa thuận nhưng không được trả thấp hơn mức lương
tối thiểu vùng (có thể trả bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng); - Nếu
thời gian ngừng việc trên 14 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày
nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì: + Tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên
hai bên thỏa thuận nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (có
thể trả bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng); + Tiền lương ngừng việc của
những ngày tiếp theo hai bên thỏa thuận (có thể trả thấp hơn, bằng hoặc cao hơn
mức lương tối thiểu vùng). Trong thời gian người lao động ngừng việc và hưởng
tiền lương ngừng việc như nêu trên thì doanh nghiệp và người lao động được thực
hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng
trong thời gian ngừng việc. Tuy nhiên, doanh nghiệp và người lao động vẫn có thể
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương hợp đồng lao động của người
lao động mà không cần báo giảm mức đóng. (3) Trường hợp doanh nghiệp phải tạm
dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì
doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc theo điểm 11 mục
II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
hoặc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điểm h khoản 1
Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
phải được thỏa thuận với từng người lao động, thời gian tạm hoãn do doanh nghiệp
và người lao động thỏa thuận, phải lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động và được doanh nghiệp, người lao động cùng ký kết. (Lưu ý: người
lao động đang nghỉ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như thai sản, ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… không thuộc đối tượng tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động cho đến khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội). (4)
Đối với các trường hợp người lao động ngừng việc do phải cách ly y tế hoặc trong
khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người lao
động tạm hoãn hợp đồng lao động do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp liên hệ Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thành, thị để được hướng dẫn lập thủ tục đề nghị hỗ
trợ người lao động theo điểm 4, điểm 5 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
2.3. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong bối
cảnh dịch bệnh Covid – 19
Về quyền lao động, trước những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh Covid-19
với số lượng ca nhiễm, ca tử vong cao, Đảng, Chính phủ thực hiện nhất quán quan
điểm “lấy tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết”, bằng mọi
biện pháp không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, lưu thông, vận chuyển hàng
hóa, bảo đảm phân phối lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của
người dân, nhất là người dân ở những khu vực phong tỏa, cách ly, giãn cách. Thực
hiện tốt các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội; thường xuyên rà soát,
cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, rơi vào
cảnh “màn trời chiếu đất” hoặc tính mạng bị đe dọa. Đặc biệt, luôn coi trọng
chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm
do dịch bệnh Covid-19 và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Ngày 01/7/2021,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NĐ-CP, “về một số chính sách hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19” với tổng
số tiền hỗ trợ lên đến 26.000 tỉ đồng. Các gói hỗ trợ này đã nhanh chóng đến tận
tay người lao động, người yếu thế trong xã hội, giúp họ vượt qua khó khăn trong
dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
hàng trăm nghìn túi hàng an sinh, gói thực phẩm cứu trợ được trao trực tiếp đến
từng hộ gia đình; hàng chục nghìn tỉ đồng mà doanh nghiệp, người dân cả nước
quyên góp đã được chuyển đến đúng người, đúng nơi. Sát cánh, đồng hành cùng
chính quyền và cả hệ thống chính trị, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở
nước ngoài luôn hướng về các địa phương nơi tâm dịch với tất cả tình cảm chân
thành, tinh thần tương thân, tương ái và sự góp sức, sẻ chia sâu sắc nhất để
cùng chiến thắng dịch bệnh. Mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” là xuyên
suốt, nhất quán, được Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị thực hiện triệt để,
hiệu quả ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Hơn thế, Đảng, Nhà nước ta
luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, “lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống
dịch”, “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân”. Không chỉ trong
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh mà bất luận trong hoàn cảnh nào, người dân luôn
được cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng bảo vệ, bảo đảm cả về tính
mạng, tài sản và điều kiện sống.
Quyền được chăm sóc sức khỏe. Bảo đảm quyền con người (là nghĩa vụ quan trọng
của mỗi quốc gia, dân tộc trong cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân đã được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm thực hiện. Quyền được chăm sóc sức khỏe được thực hiện cụ thể bằng việc
người dân được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ở nhà, được cung cấp số điện thoại
khi cần liên lạc về sức khỏe của mình, được xét nghiệm miễn phí từ thời điểm rất
sớm, trong khu cách ly người dân cũng được ăn ở miễn phí, bảo hiểm xã hội chi
trả toàn bộ quá trình điều trị của người dân. Trong khi ở rất nhiều quốc gia có
tiềm lực kinh tế mạnh, có hệ thống y tế tốt và phúc lợi xã hội cao hơn Việt Nam,
người dân vẫn vô cùng lo lắng về những khoản có thể phải chi trả sau khi điều
trị dịch bệnh thì những quyết định kịp thời của Chính phủ Việt Nam như vậy có ý
nghĩa vô cùng to lớn, thiết thực trong việc bảo đảm quyền về chăm sóc sức khỏe
của người dân. Điều này đã được cộng đồng thế giới ghi nhận với những nhận định
tích cực: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống Covid-19 với nguồn lực
hạn chế”, “truyền thông Australia ca ngợi nỗ lực ứng phó dịch Covid-19 của Việt
Nam”, “truyền thông Đức đánh giá cao Việt Nam hỗ trợ các nước châu Âu chống dịch
Covid-19”… Từ những phân tích trên cho thấy, BLLĐ năm 2019 của nước ta hiện nay
đã quy định khá đầy đủ các nội dung về bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho NLĐ. Các
yếu tố có khả năng gây ra sự nguy hiểm cho NLĐ đều được tính đến, hàng loạt các
yêu cầu nghiêm ngặt được quy định, trước hết vì sức khỏe NLĐ, tính mạng, danh
dự, uy tín NLĐ... Những quy định này nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu điều
chỉnh pháp luật. Trong bối cảnh dịch bệnh PLLĐ đãphát huy vai trò là hành lang
pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân cho NLĐ.
Quyền bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Nhằm phòng tránh những thiệt hại do
dịch bệnh Covid-19 gây ra, phần lớn các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp
nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động từ đó
duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, từ khi dịch Covid-19 bùng
phát trên cả nước, Công ty TNHH YiDa Việt Nam (Cụm Công nghiệp Cẩm Khê, huyện
Cẩm Khê) luôn thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt của toàn bộ NLĐ trước
khi ra vào Công ty làm việc. Công ty cũng thành lập Hội đồng Phòng, chống dịch
Covid-19 do Giám đốc điều hành làm Chủ tịch Hội đồng để triển khai các biện pháp
phòng dịch cũng như kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Ông Chu Wing
Cheong - Giám đốc điều hành Công ty TNHH YiDa Việt Nam cho biết: Công ty có tổng
số gần 3.500 công nhân lao động, vì vậy nếu lơ là, chủ quan phòng dịch Covid-19,
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty và việc
làm, đời sống của NLĐ. Do đó, chúng tôi luôn chủ động, trách nhiệm trong phòng
dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bà
Lưu Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: Công ty đặt 9 điểm rửa
tay sát trùng tự động tại các điểm ra vào nơi sản xuất và nhà ăn tập thể. Đồng
thời phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ Công ty với tần suất 1 lần/tuần; cung
cấp miễn phí hơn 9.000 khẩu trang vải cho hơn 3.500 công nhân mỗi tháng. Công ty
cũng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức đo thân nhiệt 3 lần/ngày đối với
công nhân; lắp vách ngăn tại nhà ăn. Đối với khách hàng đến làm việc, Công ty tổ
chức phát khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, lấy thông tin lịch trình tiếp xúc của
khách hàng và phun thuốc xịt khuẩn các phương tiện ra vào công ty. Nhờ thực hiện
tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, Công ty vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất
kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho NLĐ trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 .
Tại Công ty TNHH Găng tay Dong Won (Cụm công nghiệp làng nghề Hoàng Xá, huyện
Thanh Thủy), việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được siết
chặt từ tháng 3/2020 đến nay, kể cả thời điểm dịch bệnh được kiểm soát và không
phát sinh ca mắc trong cộng đồng. Ông Phạm Văn Đông - Chủ tịch Công đoàn Công ty
TNHH Găng tay Dong Won Việt Nam cho biết: Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ tình
hình sức khỏe NLĐ trong suốt quá trình làm việc, bảo đảm xử trí kịp thời mọi
tình huống có thể xảy ra. Việc bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh lao
động, vệ sinh môi trường phòng chống dịch Covid-19 luôn được chú trọng. Đặc
biệt, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tất cả lao động ngoại tỉnh khi quay trở lại
Công ty làm việc, chúng tôi đều yêu cầu phải có giấy xác nhận sức khỏe của chính
quyền địa phương.
Như vậy, BLLĐ 2019 ra đời và chính thức phát sinh hiệu lực thi hành ngày
1/1/2021 nên hiện nay vẫn chưa có văn bản dưới luật nào được đưa ra để bảo vệ
quyền của NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh. Những quy định trong BLLĐ năm 2019 chủ
yếu vẫn chỉ mang tính lý thuyết và khái quát cao, để đưa ra các quy định vào
thực tiễn thì còn rất khó khăn. Mặc dù, các quy định về bảo vệ quyền nhân thân
của NLĐ trong QHLĐ hoàn thiện hơn so với các nội dung khác, đặc biệt, vấn đề bảo
vệ sức khỏe, tính mạng cho họ. Những tồn tại chủ yếu nằm ở khâu thực hiện chưa
triệt để và quản lý, kiểm tra chưa đạt yêu cầu cần thiết.
2.4. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động trong lĩnh vực
bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh covid -19
Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, thời gian
qua, BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải
pháp linh hoạt nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khắc phục khó
khăn, góp phần phục hồi kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của
NLĐ, đồng thời đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Cụ
thể, BHXH Việt Nam đã chủ động tham mưu, phối hợp với các Bộ trình Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN để
tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, NSDLĐ thông qua: Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020
và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19; Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về ban hành
chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ BHTN;
Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Các Nghị quyết, Quyết định đã thể
hiện sự đúng đắn, kịp thời trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và ban hành
các chính sách nhằm góp phần hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ vượt qua khó khăn do đại dịch
Covid-19.
Về bảo hiểm xã hội. Tính đến ngày 31/5/2021, số phát triển đối tượng tham
gia BHXH, BH thất nghiệp tuy chưa “bù” lại đủ số đã giảm trong những
tháng đầu năm do tác động của dịch Covid-19, nhưng đều có số tăng so
với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tổng số người tham gia BHXH trên toàn quốc
là trên 16,17 triệu người (đạt 32,49% LLLĐ), đạt 91,3% kế hoạch BHXH Việt
Nam đặt ra, tăng trên 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm 2020. Riêng số
tham gia BHXH bắt buộc là trên 15 triệu người, giảm 25.811 người so với
cuối năm 2020, BHXH tự nguyện là trên 1,12 triệu người, giảm 13.060
người; Số tham gia BH thất nghiệp là trên 13,3 triệu người (đạt 26,73%
LLLĐ) đạt 93,51% kế hoạch, giảm 20.737 người. Riêng BHYT có sự tăng
trưởng hơn so với cùng kỳ và cuối năm 2020, với trên 87,77 triệu người
tham gia (tăng thêm 246.185 người) đạt tỷ lệ bao phủ 89,9% dân số, đạt
97,6% kế hoạch .
Về bảo hiểm y tế. Trong việc thực hiện chính sách BHYT, trong 5 tháng đầu
năm năm 2021, cả nước có trên 65 triệu lượt KCB, giảm 3,67% so với cùng
kỳ năm 2020, nhưng mức chi phí lại tăng 12%, với tổng số chi là 42.028
tỷ đồng, thực hiện 40,7% so với dự toán. Báo cáo của Ban Thực hiện
chính sách BHYT, Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến đều
chỉ ra một điểm chung: Tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra ở nhiều tỉnh,
thành phố; việc lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT cả về phía người bệnh và cơ sở y tế
vẫn chưa được kiểm soát toàn diện và đầy đủ (KCB nhiều lần để lấy thuốc, kê
khống đơn thuốc, thống kê thanh toán loại dịch vụ kỹ thuật có giá cao hơn loại
dịch vụ đã thực hiện, chỉ định nhiều bệnh nhân vào điều trị nội trú, chỉ định
cung ứng các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết, lợi dụng chính sách thông tuyến
và các chương trình KCB nhân đạo thu gom người bệnh...) .
Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người lao
động bị mất việc làm, không có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống; một phần khác
là do BHXH một số địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, chưa tuân thủ đầy đủ các
quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, rà soát, đối soát dữ liệu... Đặc biệt, nhiều
NLĐ muốn chốt sổ BHXH để lấy một lần hoặc được giải quyết chế độ
hưu trí nhưng lại đang “vướng” do DN vẫn còn đang nợ một số tháng tham
gia BHXH.
Về bảo hiểm thất nghiệp. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó, Chính phủ quyết định sử
dụng khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ BHTN đến hết năm 2020 để hỗ trợ đối
tượng là người lao động đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không
bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập
do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên). Người lao động đã dừng tham gia
BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian
từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu
theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu
hàng tháng.
Do an sinh xã hội là vấn đề khá rộng, nên nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
và phân tích sâu về BHTN – nội dung nổi bật nhất về vấn đề bảo vệ quyền lợi của
người lao động trong bối cảnh dịch bệnh covid - 19.
2.5. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong bối cảnh dịch
bệnh covid -19
Trong tình hình dịch bệnh covid vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay,
việc giảm sút kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Cũng chính vì điều này,
nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để đề ra phương hướng cắt giảm tiền lương của
người lao động nhằm giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế cho doanh nghiệp mình.
Trong thực tế, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải hoạt
động cầm chừng hoặc thu hẹp sản xuất, doanh nghiệp buộc phải cắt, giảm lương
hoặc giãn giờ làm, người lao động làm việc luân phiên hoặc cho người lao động
thôi việc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động, tạo nên sự bức
xúc từ phía người lao động từ đó nảy sinh tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lao
động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Cụ thể, vào dịp Tết Nguyên đán năm
2022, tại 11 tỉnh, thành phố xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập
thể, giảm 7 cuộc so với dịp Tết năm 2021. Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc
tập thể không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao
động chưa đồng tình với doanh nghiệp trong việc thay đổi hình thức trả lương,
nâng lương định kỳ và việc trả tiền thưởng thấp hơn so với Tết năm 2021, điều
kiện trả thưởng không công bằng.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua (cụ thể là giai đoạn từ 2019 – 2021), dịch bệnh
Covid-19 tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động đối thoại, qua đó người lao động và người sử
dụng lao động có sự chia sẻ, khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, đời sống người lao động. Tuy nhiên, sự
tham gia của người lao động vào các hoạt động đối thoại định kỳ, đối thoại đột
xuất và hội nghị người lao động còn bị hạn chế; hoạt động đối thoại, thương
lượng tập thể ở doanh nghiệp cơ bản vẫn chưa bảo đảm tính thực chất, xuất hiện
các yếu tố tác động từ bên ngoài vào tình hình quan hệ lao động trong doanh
nghiệp, quan hệ lao động trong nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được hài hòa,
ổn định. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, dịch bệnh Covid-19 có tác động lớn về
mọi mặt đối với doanh nghiệp, trong đó có vấn đề quan hệ lao động. Tình hình
tranh chấp lao động còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tất cả các cuộc đình công
xảy ra vẫn không theo trình thủ tục luật định, tính chất các tranh chấp dịch
chuyển từ tranh chấp về quyền sang tranh chấp về lợi ích; có sự xuất hiện của
yếu tố bên ngoài tác động vào tình hình tranh chấp lao động của doanh nghiệp.
Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn và vận hành các thiết chế hòa giải, trọng tài
theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 còn chậm. Việc phối hợp giữa cơ
quan quản lý nhà nước và cơ quan công an trong việc nắm bắt tình hình tranh chấp
lao động, đình công, đặc biệt là những vấn đề phát sinh ngoài quan hệ lao động
chưa thực sự chặt chẽ. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đối thoại, thương
lượng tập thể ở doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề quan hệ lao động giữa các
bên đã đạt được kết quả quan trọng. Theo đó, hoàn thiện quy định pháp luật về
đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm thúc đẩy cơ
chế này trong doanh nghiệp, bảo đảm quyền của người lao động đã gia nhập hoặc
chưa gia nhập tổ chức công đoàn. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
tiến hành đối thoại, chia sẻ, tham vấn với người sử dụng lao động về quyền, lợi
ích và mối quan tâm của các bên nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực
hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động trong bối cảnh
dịch bệnh covid - 19
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động trong bối cảnh dịch
bệnh covid -19, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:
Một là, về phía Nhà nước
Việc xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và bổn phận của công dân trong việc
phòng, chống đại dịch này là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch
hiệu quả. Để làm rõ được vấn đề này việc xác định cơ sở pháp lý về trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống đại dịch; Mô hình quản trị
nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại dịch Ccovid-19 ở Việt Nam; Thực
tiễn trách nhiệm của hệ thống chính trị, trách nhiệm của Nhà nước, bổn phận của
công dân trong phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam là rất quan trọng và
cấp bách bao gồm: (i)
Huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đại
dịch COVID-19;
(ii)
Tạo khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế đối phó với dịch bệnh, đồng thời nhấn
mạnh bảo vệ quyền con người;
(iii)
Mọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt động phòng, chống dịch của
Chính phủ được công bố, cập nhật đầy đủ, nhanh chóng, dễ hiểu đối với mọi người
dân;
(iv)
Ban hành nhiều quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt, hiệu quả và tạo
sự công bằng trong xã hội.
Hai là, về phía người sử dụng lao động
Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách
thức lớn nhất cho người sử dụng trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu
trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các
nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện
nhiệm vụ phức tạp là đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi
hết thực hiện giãn cách xã hội. Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo
của ứng phó đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để
đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng
chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại
nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Trong đó: (i)
Đánh
giá hiệu quả của việc ứng phó với Covid-19 thông qua năm khía cạnh liên quan đến
lực lượng lao động (Bảo vệ con người, Công việc an toàn & năng suất, Quản lý chi
phí, Sẵn sàng phục hồi, Truyền thông);
(ii)
Thiết
kế và tổ chức các hội thảo về chiến lược trở lại làm việc với các bên liên quan;
(iii)
Duy
trì các kênh trao đổi hai chiều để nắm bắt ý kiến của lực lượng lao động;
(iv)
Đảm
bảo tuân thủ chỉ thị của Chính phủ và những quy định về sức khỏe, an toàn và môi
trường;
(v)
Đảm
bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. Thiết lập các quy định về sử dụng
chung các thiết bị và không gian làm việc;
(vi)
Xem
xét các phương thức y tế phù hợp như một phần của quá trình trở lại hoạt động
(Ví dụ: kiểm tra thân nhiệt);
(vii)
Kiểm
tra môi trường, sức khỏe, an toàn và các ứng biến khẩn cấp để phù hợp với các
quy định pháp luật.
Ba là,
về
phía người lao động
Người lao động cũng cần chủ động tích cực (i)
Thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp;
(ii)
Nâng cao vai trò đặc biệt của người hành nghề an toàn vệ sinh lao động;
(iii)
Người lao động phải đề cao quyền an sinh xã hội của mình bên cạnh trách nhiệm
của người sử dụng lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc;
(iv)
Người lao động cần thực hiện tốt hơn quyền cơ bản tại nơi làm việc giúp xây dựng
lại một thế giới việc làm tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn;
(v)
Cân bằng giữa công việc và đời sống.
Ngoài
ra,
việc số
hóa
là
một vấn đề cần được áp dụng trong giải quyết vụ việc lao động tại Toà án nhân
dân.
Trong bối cảnh dịch bệnh covid -19,
các hoạt động xét xử của Tòa án không thể bị đình trệ do cần phải ổn định tình
hình xã hội. Việc tìm
số hoá giúp
cho hoạt động xét xử của Tòa án có thể diễn ra bình thường đảm bảo quyền lợi của
công dân, ổn định trật tự xã hội.
Để việc số hóa hoạt động giải quyết vụ việc lao động được đảm bảo liên tục, kịp
thời, chúng ta cần (i) chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, nhân lực, (ii) Liên
thông các dữ liệu về cá nhân, pháp nhân để phục vụ công tác tống đạt hiệu quả
hơn, (iii) Đảm bảo bảo mật cho đường truyền xét xử trực tuyến cũng như
các phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền của người lao động,
http://quocphongthudo.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/lam-that-bai-am-muu-dien-bien-hoa-binh/viet-nam-no-luc-bao-dam-quyen-cua-nguoi-lao-dong.html,
truy cập ngày 11/8/2021.
2.
Sự phục hồi của thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 và triển khai các
chính sách, giải pháp phát triển thị trường lao động của Chính phủ trong thời
gian qua,
http://sokhdt.binhduong.gov.vn/tin-tuc/su-phuc-hoi-cua-thi-truong-lao-dong-sau-dai-dich-covid-19-va-trien-khai-cac-chinh-sach-giai-phap-phat-trien-thi-truong-lao-dong-cua-chinh-phu-trong-thoi-gian-qua-4538.html,
truy cập ngày 05/10/2022.
5.
Supporting people and companies to deal with the COVID-19 virus: Options for an
immediate employment and social-policy response,
https://www.oecd.org/coronavirus/policy-responses/supporting-people-and-companies-to-deal-with-the-covid-19-virus-options-for-an-immediate-employment-and-social-policy-response-d33dffe6/,
truy cập ngày 20/3/2021.
6.
ILO, In the face of a pandemic: Ensuring Safety and Health at Work,
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_protect/---protrav/---safework/documents/publication/wcms_742463.pdf.
7.
Fundamental rights at work can help build back better from COVID-19,
https://www.ilo.org/global/about-the-ilo/newsroom/news/WCMS_759288/lang--en/index.htm
, truy cập ngày 28/10/2020.