Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Tiếng Anh tại Học viện Tòa án
ThS
ThS.
Lã Nguyễn Bình Minh – ĐH Luật Hà Nội
TS. Nguyễn Thị Minh – Học viện Toà án
Tóm
tắt:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã đem
lại
những thay đổi to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặt giáo dục trước
rất nhiều thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy và học ngoại
ngữ. Nhờ có công nghệ thông tin (CNTT) và Internet, các phương pháp dạy học mới
đã được áp dụng như E-learning (học trực tuyến), distance learning (học từ xa)
hay blended-learning (học kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp
trực tuyến). Hơn nữa, sự sẵn có của học liệu học ngoại ngữ mà người học có thể
tiếp cận được một cách thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, thậm chí miễn phí cũng
làm thay đổi đáng kể phương pháp học tập của sinh viên, giúp họ tự chủ hơn trong
hoạt động học tập của mình. Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân cũng nhấn mạnh việc
ứng dụng công nghệ tiên tiến trong trong dạy và học ngoại ngữ và học ngoại ngữ
với hệ thống học liệu điện tử phù hợp với mọi đối tượng để người học có thể học
ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi phương tiện...
[1]. Do vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) theo hướng ứng dụng CNTT
vào giảng dạy là một yêu cầu tất yếu. Bài viết đề cập đến sự tất yếu trong đổi
mới phương pháp giảng dạy tiếng
Anh
nói chung hiện nay và thực tiễn
áp dụng tại Học viện Toà án trong thời gian sắp tới.
Từ khoá: Phương pháp giảng dạy; Đổi mới; Công nghệ thông tin; Tiếng
Anh;
Giảng viên; Sinh viên;
1.
Cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới PPGD học phần tiếng
Anh
của Học viện Toà án
Trong
chương trình đào tạo cử nhân luật của Học viện Tòa án hiện nay, tiếng Anh là một
môn học bắt buộc với tổng số 07 tín chỉ (TC) được chia làm hai học phần Tiếng
Anh cơ sở (3TC) và Tiếng Anh nâng cao (4TC).
Giáo trình đang được sử dụng hiện nay là Solutions – Pre-intermediate và
Solutions – Intermediate của tác giả Tim Falla và Paul A Davies, Nhà xuất bản
Đại học Oxford. Đây là giáo trình tương đối hiện đại, được thiết kế để giảng dạy
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Trong quá trình học tập, kết quả học
tập của
sinh
viên
sẽ được đánh giá thông qua hình thức kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm tra
đánh giá định kỳ - giữa kỳ và cuối kỳ ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hoạt
động giảng dạy của
giảng
viên
cũng được triển khai theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy và lấy người học làm trung tâm. Có thể nói, việc đào tạo tiếng Anh tại
Học viện Tòa án đang được triển khai đúng hướng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát 856
sinh viên K4-K6 đã hoàn thành 02 HP tiếng Anh cho thấy
kết
quả học tập của sinh viên còn chưa cao. Trong tổng số 746 sinh viên K4, K5 và K6
được khảo sát chỉ có hơn 3% sinh viên đạt điểm A (23 sinh viên), gần 2/3 sinh
viên đạt điểm B (483 sinh viên), hơn 26% sinh viên đạt điểm C (197 sinh viên),
hơn 4% sinh viên đạt điểm D (32 sinh viên) và khoảng 1.5% sinh viên đạt điểm F
(11 sinh viên). Kết quả trên cho thấy chỉ có một số ít sinh viên đạt điểm giỏi
các học phần tiếng Anh (điểm A), trong khi đa số sinh viên đạt điểm trung bình
khá (điểm B) và vẫn còn một số sinh viên bị điểm yếu và nợ môn tiếng Anh. Kết
quả trên cho thấy thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên sau khi tích lũy
đủ hai học phần còn chưa cao. Kết quả trên là do nhiều nguyên nhân kết hợp,
trong đó phải kể đến động lực học tập và năng lực tự chủ của sinh viên còn chưa
cao. Phần lớn sinh viên trả lời học tiếng Anh vì đây là môn học bắt buộc trong
CTĐT. Ngoài ra khi được hỏi về thời gian sinh viên dành cho học tiếng Anh ngoài
giờ lên lớp, hơn 2/3 trả lời chỉ dành ít thời gian học tiếng Anh, và chỉ làm các
bài tập tiếng Anh khi giảng viên yêu cầu.
Muốn
cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh tại học viện Tòa án cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp, từ xây dựng chính sách, xây dựng chương trình giảng dạy, chuẩn
bị cơ sở vật chất và lựa chọn PPGD. Trong các yếu tố kể trên, PPGD đóng vai trò
quyết định đến chất lượng đào tạo vì nó quyết định cách thức tổ chức lớp học, sự
tương tác giữa giảng viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên trong và ngoài lớp
học, các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. PPGD phù hợp cũng sẽ góp phần
tạo động lực học tập cho sinh viên và nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho họ. Có hứng thú sinh viên mới tích cực trong học tập, tăng cường tương
tác với giảng viên và sinh viên khác và có thể phát triển tư duy một cách tốt
hơn. Khi sinh viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động học tập của bản
thân, họ sẽ biết định hướng hoạt và xây dựng kế hoạch học tập, biết tự học
thường xuyên và suốt đời để đắc thụ tri thức. Trong thời đại bùng nổ thông tin
và tri thức như hiện nay, sinh viên càng cần phải có năng lực tự chủ trong học
tập để biết cách tự học thường xuyên hơn, nâng cao tri thức và kỹ năng, đáp ứng
được nhu cầu của xã hội.
Bên
cạnh đó, có thể thấy rằng trang thiết bị và máy móc phục vụ hoạt động giảng dạy
tại Học viện Tòa án hiện nay đã được trang bị tương đối đầy đủ tại các phòng
học, cho phép giảng viên có thể khai thác và ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng
dạy.
2.
Một số biện pháp đổi mới PPGD học phần tiếng Anh tại Học viện Tòa án
Đổi
mới PPGD không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà cần
cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế những nhược điểm của chúng. Không có
một phương pháp dạy học nào ưu việt hơn các phương pháp còn lại, do đó giảng
viên cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá
trình. Các phương pháp dạy học mới là các phương pháp dạy học tích cực, hướng
đến việc tăng cường tính tích cực nhận thức, năng lực tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, năng lực tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề... của người học. Hơn nữa,
thay đổi mô hình giáo dục là cần thiết để có thể hình thành một thế hệ cởi mở,
sáng tạo, chấp nhận sự đổi mới và cạnh tranh. Một trong số đó có thể đạt được
bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo, qua đó
hình thành các đầu ra có thể thích ứng với thời đại (Huy, N. Q, 2020) [5]. Do
vậy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục nhằm đổi mới căn bản
phương pháp dạy và học cũng là một phương pháp tiếp cận hiện đại cần đưa vào áp
dụng.
2.1.
Các phương pháp dạy học hợp tác
Khái
niệm dạy học hợp tác hay học hợp tác thường được sử dụng thay thế cho nhau để
chỉ cùng một khái niệm “Cooperative learning”. Nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục
học đã đưa ra các khái niệm khác nhau về dạy học hợp tác. J. Cooper và các tác
giả khác (1990) cho rằng học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc,
có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm
đạt được mục tiêu chung. Johnson & Johnson (1994) đưa ra định nghĩa chi tiết hơn
về dạy học hợp tác [6]. Theo các tác giả, dạy học hợp tác là phương pháp dạy
giảng dạy sử dụng các nhóm nhỏ sinh viên làm việc cùng nhau để nâng cao khả năng
học tập của từng cá nhân và của các thành viên trong nhóm. Người học được chia
thành các nhóm nhỏ. Người dạy giao nhiệm vụ và đưa ra hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ đó. Các nhóm sinh viên làm việc cùng nhau cho đến khi tất cả các thành viên
của nhóm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ (Johnson & Johnson, 1994) [6].
Các
mô hình dạy học hợp tác tiêu biểu là Three – Step – Interview (Mô hình phỏng vấn
ba bước), Think – Pair – Share (Mô hình tư duy – thảo luận cặp – Thảo luận
chung), Jigsaw (Phương pháp học tập Jigsaw).
-
Three – Step – Interview
Mô
hình Three-Step-Interview được Kagan xây dựng và phát triển và có thể sử dụng
như phương pháp phá băng (icebreaker) để tăng cường sự tương tác, đắc thụ ngôn
ngữ và nâng cao kỹ năng nghe, nói và ghi chép (note-taking) và tóm tắt cho người
học (Kagan, 1995) [7]. Phương pháp giảng dạy này bao gồm các hoạt động hỏi đáp
(Q&A) và phỏng vấn, giúp nâng cao sự hứng thú và tham gia vào các hoạt động học
tập, và theo đó làm cho hoạt động học tập trở nên thú vị hơn và hiệu quả hơn.
- Think – Pair – Share
Đây
là mô hình được phát triển bởi Frank Lyamn – giáo sư Trường Đại học Maryland vào
năm 1981. Theo mô hình ngày, người dạy đưa ra câu hỏi thảo luận mở và yêu cầu
người học suy nghĩ hoặc viết câu trả lời độc lập cho câu hỏi đó trong khoảng
thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ khó dễ của câu hỏi. Sau đó, sinh viên
sẽ làm việc theo cặp để chia sẻ và so sánh trả lời của mình. Cuối cùng, cả lớp
sẽ tham gia vào cuộc thảo luận bằng việc giơ tay phát biểu và chia sẻ thông tin
mà họ đã thu thập được.
- Jigsaw
Jigsaw là hình thức tổ chức dạy học hợp tác đã được phát triển bởi Elliot
Aronson và các đồng nghiệp tại trường đại học Texas, California năm 1970. Theo
Aronson, hình thức tổ chức jigsaw trong lớp học làm giảm sự xung đột, cạnh tranh
giữa người học với nhau. Nhiều công trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng thành
thích cá nhân cũng như tập thể luôn luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau
thay vì ganh đua hay cạnh tranh.
2.2.
Các phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là cách gọi tắt của phương pháp dạy học theo quan
điểm rằng phương pháp dạy học phải phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ đạo
và sáng tạo của học sinh. Đây là phương pháp mà ở đó học sinh là trung tâm của
hoạt động dạy và học nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện các nhiệm vụ được giao, và
tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Giáo viên đóng vai trò là
người tổ chức, đưa ra những gợi mở cho một vấn đề, và hỗ trợ, cố vấn cũng như
đánh giá kết quả làm việc của người học. Những lợi ích mà PPGD này mang lại là
phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tăng mức độ tương tác, cải thiện tư
duy phản biện, khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức, khơi nguồn tư duy sáng
tạo, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế. Một số phương pháp dạy học
tích cực bao gồm:
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo
ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động
tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm
lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Quy
trình thực hiện các phương pháp giải
quyết vấn đề được chia thành các bước, mỗi bước có nội dung, yêu cầu cụ
thể.
Bước
1: Thâm nhập và phát hiện vấn đề:
Đây
là bước đầu tiên để có vấn đề, yêu cầu của bước này là phát hiện vấn đề từ các
tình huống gợi vấn đề được đặt ra. Tiếp theo đó là chính xác hóa tình huống,
giải thích tình huống để hiểu đúng nhất vấn đề đặt ra. Sau cùng là phát biểu về
vấn đề cũng như đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề.
Bước
2: Tìm cách giải quyết vấn đề:
Bước
giải quyết vấn đề được chia ra làm các phần chính, mỗi phần có nhiệm vụ, mục
tiêu riêng.
Bước
3. Trình bày giải pháp:
Ở
bước trình bày giải pháp này, các học sinh phải trình bày, thuyết trình lại toàn
bộ vấn đề rồi tới giải pháp.
Bước
4: Nghiên cứu sâu thêm giải pháp:
Các
học sinh tìm hiểu khả năng ứng dụng các kết quả, đề xuất các vấn đề liên quan,
khái quát hóa và lật lại vấn đề.
-
Học tập thông qua các dự án
Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc đề ra một dự án cho người
học và người tham gia cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài
thuyết trình hoặc một bài thu hoạch cuối khóa học.
Học
tập thông qua dự án đòi hỏi người học phải áp dụng kiến thức và kỹ năng để hoàn
thành dự án ngắn hạn.
2.3.
Các PPGD ứng dụng CNTT
Khi
thế giới đang ngày càng số hóa và học sinh, sinh viên có thể sử dụng công nghệ
một cách thành thạo thì việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy là một cách
tiếp cận đúng đắn và khả thi. Việc đưa CNTT vào giảng dạy tạo ra môi trường học
tập linh hoạt, thuận lợi với đa dạng các hoạt động có tính tương tác cao, gây
hứng thú với người học.
- Trò
chơi hóa (Gamification)
Kapp
(2012) định nghĩa trò chơi hóa là ứng dụng các thiết kế trò chơi trong quá trình
giảng dạy và học tập tiếng Anh nhằm kích thích người học tham gia vào quá trình
học tập, từ đó thúc đẩy quá trình học và giải quyết vấn đề [8]. Với hình thức
học mà chơi, chơi mà học, Gamification tạo ra một môi trường học tập hiệu quả,
hấp dẫn, mang đến cho người học trải nghiệm vui vẻ, hứng thú trong suốt quá
trình học với mức độ tập trung cao. Các yếu tố khích lệ như huy hiệu, điểm
thưởng, bảng xếp hạng,…
- Học
tập kết hợp (Blended-learning)
Học
tập kết hợp là mô hình kết hợp giữa học tập giáp mặt trực tiếp (face-to-face
learning –F2F) và học tập trực tuyến (online learning – OL). Trong đó “Học tập
điện tử (e-Learning) là hình thức học tập, qua đó người học có thể tự học mọi
lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời
thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa,…).
3.
Kết luận
Đổi
mới PPGD tiếng Anh là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng
đào tạo học phần tiếng Anh tại Học viện Tòa án cũng như hướng đến việc đảm bảo
chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên Học viện. Đổi mới PPGD không đồng nghĩa với
việc thay đổi hoàn toàn các PPGD truyền thống, mà là cập nhật và áp dụng các
PPGD mới phù hợp với xu thế của thời đại, không chỉ hướng đến việc truyền thụ
kiến thức mà còn cần hình thành các kỹ năng mà xã hội cần như kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện...
Đối
với Học viện, cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy phù hợp với
những yêu cầu mới. Ngoài ra, Học viện cần xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến
khích giảng viên không ngừng cải tiến PPGD để nâng cao chất lượng dạy và học tại
cơ sở.
Đối
với giảng viên, cần không ngừng nâng cao, trau dồi kiến thức, kỹ năng, cập nhật
các PPGD mới, hiện đại, phù hợp với đặc thù môn học và đối tượng người học, xác
định đúng vai trò, nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy và
học, triệt để khai thác và ứng dụng CNTT để đa dạng hóa các hình thức và hoạt
động giảng dạy, tạo hứng thú và động lực học tập cho sinh viên.
Đối
với sinh viên, cần phải thay đổi nhận thức của mình, tìm ra phương pháp học và
tự học cho phù hợp để có thể phát huy hết tác dụng của các PPGD được áp dụng./.
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài
liệu tham khảo bằng tiếng Việt
[1]
Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 về phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
[2] Chính phủ (2018). Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 về phê duyệt
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
[4]
Ban chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 Khóa XI ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[9]
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy
định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Tài
liệu tham khảo bằng tiếng Anh
[3]
Geoffrey & Brown. (1967). A Guide
for Teachers in Africa. George Allen and Unwin ltd, Nigeria.
[5]
Huy, N. Q. (2020). Approaches
to Higher Education Innovation in the Context of Industrial Revolution 4.0.
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, 36(2).
[6]
Johnson, D. & Johnson, R. (1994). Learning together and alone: Cooperative,
competitive, and individualistic learning (4th ed). Boston: Allyn & Bacon.
[7]
Kagan, L, Kagan, M., & Kagan, S. (1995). Cooperative Learning Structures for
Classbuilding. Carlifornia: Kagan Coperative Learning.
[8]
Kapp, K. M. (2012) The Gamification of Learning and Instruction: Case-Based
Methods and Strategies for Training and Education. New York: Pfieffer: An
Imprint of John Wiley & Sons.
[10].
Scardamalia, M., & Bereiter, C. (2003). Knowledge building environments:
Extending the limits of the possible in education and knowledge work,
Encyclopedia of distributed learning,
269-272.
[11]
Moskal, P., Dziuban, C., & Hartman, J. (2013). Blended learning: A dangerous
idea? The Internet and Higher Education, 18, 15–23.