Trong công cuộc đổi mới nhằm xây
Trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, một nhà
nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Việt Nam rất coi
trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật bảo
vệ quyền con người. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng Hoà xã hôi
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, tôn trọng,
bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật:. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 còn ghi
nhận quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự
của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án trái pháp luật.
Để bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền con người, các quyền cơ
bản của công dân đã được pháp luật ghi nhận, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của
mình để chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với các loại tội
phạm, Nhà nước thông qua hoạt động tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, nhưng cũng chính trong hoạt động tố tụng hình sự này mà
quyền của cá nhân cũng dễ bị xâm phạm. Thông qua hoạt đọng tố tụng hình sự, cơ
quan tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án hình sự mà ở đó số phận pháp lý của
một con người sẽ được định đoạt hoặc là tước bỏ ở họ một số quyền hoặc là bảo vệ
quyền của họ.
Hoạt động xét xử là hoạt động có tính đặc thù và chỉ do toà án thực hiện.
Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét
xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời; xét xử đùng người, đúng
tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng
thời, với việc giải quyết vụ án hình siwj, pháp luật Việt Nam cho phép toà án
giải quyết cả vấn đề dân sự liên quan đến tội phạm.
Để giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề bồi thương thiệt hại cho người bị oan
trong tố tụng hình sự, cũng như bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, Nhà
xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn:”Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt
hại trong tố tụng hình sự” của TS. Nguyễn Văn Tuân.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần:
-
Phần thứ nhất: Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan trong tố
tụng hình sự;
-
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu và tích luỹ của tác giải về vấn đề bảo
vệ quyền con người, quyền của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự, để từ đó
có những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Hy vọng nội
dung cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho những người làm công
tác nghiên cứu, giảng dạy mà cho cả những người làm công tác thực tiễn.
Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tá giả và
Nhà xuất bản Tư pháp rất mong nhận được những ý kiến góp ý để cuốn sách được
hoàn thiện hơn trong lần tái bản
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
(19/10/2020)
|