Pháp luật dân sự - kinh tế và th
Pháp luật dân sự - kinh tế và thực tiễn xét xử ( Tập 1) của Luật sư Tưởng Duy
Lượng - nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có bề dày công tác
nghiên cứu khoa học pháp lý, với vốn kiến thức chuyên sâu về lý luận trong lĩnh
vực pháp luật dân sự- kinh tế và kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp xét xử các vụ
việc dân sự - kinh tế
Nhằm góp phần nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật cũng như bản
chất các vụ việc, thực tiễn giải quyết trang chấp và những thiếu sót trong quá
trình giải quyết tranh chấp về dân sự-kinh tế, để ngày càng nhận thức áp dụng
đúng pháp luật dân sự - kinh tế góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi
trường thuận lợi cho kinh doanh, thương mại, Nhà xuất bản Tư Pháp xuất bản cuốn
sách
Nội dung cuốn sách gồm:
Bàn về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Một số vấn đề về phạm vi bảo đảm, các nghĩa vụ bảo đảm, tài sản bảo đảm theo quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015.
Những nội dung cơ bản về biện pháp bảo đảm là cầm cố tài sản trong Bộ
luật dân sự năm 2015.
Tài sản thế chấp – Một biện pháp bảo đảm thông dụng và những vấn đề cần lưu ý.
Tài sản thế chấp và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp – Những vấn đề
cần lưu ý.
Một số vấn đề cơ bản về biện pháp bảo đảm bằng đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín
chấp trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Một số vấn đề cơ bản về biện pháp bảo đảm bằng hình thức bảo lưu quyền sở hữu.
Bảo lãnh – Một biện pháp bảo đảm quan trọng và đôi điều lưu ý.
Thử bàn về nội hàm khái niệm bảo lãnh tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự năm
2015.
Có được bảo đảm bằng tài sản cụ thể và việc bảo lãnh quyền sử dụng đất.
Cầm giữ tài sản – Một biện pháp bảo đảm mới.
Hợp đồng tín dụng và đôi điều cần lưu ý.
Những sai lầm đáng tiếc của Tòa án hai cấp trong bản án kinh doanh, thương mại.
Có thỏa thuận phạt nhiều lần về một vi phạm, thỏa thuận lãi chồng lãi trong hợp
đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng hay không?
Một quyết định giám đốc thẩm đã góp phần định hướng một đường lối giải quyết.
Các vi phạm khi ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm và sai sót trong quá trình
xét xử.
Quyết định của bản án sơ thẩm có nhiều sai sót không thể thi hành được.
Trân
trọng giới thiệu đến bạn đọc !
(25/11/2020)
|