Thư viện tài liệu
Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
 Quản lý hành chính là chức năng

Quản lý hành chính là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trong nhất  của hoạt động quản lý xã hội. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã nhấn mạnh phải xây dựng  “ một nền hành chính trong sách… từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội”1.

         Tuy nhiên, thời gian qua, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính ở nước ta còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm này vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tựu quản lý hành chính, đánh giá tổng thể “ bức tranh” thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự nước ta và những giải pháp bảo đảm áp dunghj các quy định này, góp phần tôn trọng và bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, củng cố và tạo niềm tin vào công lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa ch oquaanf chúng nhân dân.

        Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi muốn: 1) Làm sáng tỏ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính với những cách tiếp cận khác nhau; 2) Phân tích cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính với các cách tiếp cận khác nhau ; 3) Làm rõ hình thức của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này, đặc biệt là hình phạt và biện pháp tư pháp; 4) Nghiêm cấm so sánh quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới và rút ra những nhận xét; 5) Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành hcinhs từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay và rút ra những đánh giá phân tích tình hình xét xử và thực tiễn pá dụng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ở nước ta trong gian đoạn 10 năm (2008-2017) và 200 bản án trong giai đoạn 10 năm (2008-2017)  để trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, sai sót, vi phạm và các nguyên nhân;

 1 Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia , Hà nội, tr 29.

7) Luận chứng, đề xuất kiến nghị bằng việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cũng như các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định tương ứng đó.

      Trong phạm vi cuốn sách, ngoài lời giới thiệu, danh mục tài liệu tham khảo, cuốn sách gồm 03 chương và 02 phụ lục:

      Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

      Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và thực tiễn áp dụng các quy định này.

      Chương 3: Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính  và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định này.

      Phụ lục 1: Thống kê khảo sát 200 bản án hính sự của tòa án nhân sân các cấp trong 10 năm (giai đoạn 2008-2017).

      Phụ lục 2: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

      Cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người nghiên cứu, giảng dạy pháp luật thuộc các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật học,  những người tham gia và nhất là những người tiến hành tố tụng hình sự, góp phần xửa lsy công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hơp pháp của tổ chức, cá nhân và áp dụng đúng những quy định có lợi hoặc không có lợi cho bị can, bị cáo.

       Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

               Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

(23/10/2020)

Ý kiến góp ý