Trong quá trình lãnh đạo công cu
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm
đến công tác cán bộ, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư
pháp trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ tư pháp đã có bước phát triển mới về
chất lượng và số lượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, song vẫn còn
bộc lộ những hạn chế nhất định, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã
hội. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tưu pháp đến năm 2020 nhận
định : “Đội ngữ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và
bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa
sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp”. Bên cạnh đó, khả năng sử
dụng ngoại ngữ, tin học trong nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ cho yêu cầu
công tác của đội ngũ cán bộ tư pháp cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân; một số vấn đề lien quan đến xét xử các vụ án có
yếu tố nước ngaofi, sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế, các loại tội phạm xuyên
quốc gia còn bất cập. Đó là chưa kể yêu cầu xây dựng đạo đức nghề nghiệp tư pháp
cũng rất đặc thù, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng cầm quyền. Công cuộc đổi
mới càng đi vào chiều sâu, việc xây dựng được một số đội ngũ cán bộ tư pháp có
trình độ, có năng lực toàn diện và phẩm chất tốt để giải quyết tốt những yêu cầu
do công cuộc cải cách tư pháp đặt ra trong thời kỳ hội nhập quốc tế là một yêu
cầu bức thiết. Do vậy, nghiên cứu có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ tư pháp để có cách nhìn toàn diện về thành công, hạn chế, đúc kết
những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn cải cách tư pháp hiện nay. Nhằm
đáp ứng nhu cầu bạn đọc, các nhà nghiên cứu, đồng thời góp phần làm giàu thêm tư
liệu về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp gắn với cải cách tư pháp, cuốn sách này
đã ra đời.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
(4/11/2020)
|