Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/
Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu “Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành
có hiệu quả và hiệu lực cao”. Phấn đấu để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi
sự nỗ lực không chỉ của các cơ quan tư pháp, mà còn phải có sự tham gia tích cực
của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hoạt
động của các cơ quan tư pháp phải bảo đảm giải quyết đúng đắn, công minh các vụ
án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính… trên cơ sở pháp luật , bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Uy
tín của quyền tư pháp sẽ được bảo vệ khi các hoạt động tư pháp vận hành bình
thường và đúng đắn. Vì vậy, hoạt động tư pháp được Nhà nước bảo vệ chặt chẽ bằng
nhiều biện pháp pháp luật, trong đó có các biện pháp pháp luật hình sự. Ngay từ
thời kỳ phong kiến, các đạo luật lớn đã dành phần đáng kể số điều luật để quy
định về các tội phạm này. Từ khi chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập
(năm 1945) đến nay, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật quy định các tội
phạm liên quan đến hoạt động tư pháp, đặc biệt trong lần đầu tiên pháp điển hóa
pháp luật hình sự, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định thành một
chương riêng trong Bộ luật hình sự năm 1985. Tương tự, Bộ luật hình sự hiện hành
(năm 1999) và Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục quy định một chương riêng về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp, với những sửa đổi, bổ sung cần thiết phù hợp với
yêu cầu đấu tranh phòng , chống tội phạm và chủ trương cải cách tư pháp của Đảng
và Nhà nước ta.
Để giúp bạn đọc tìm hiểu một cách có hệ thống về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp trong pháp luật
hình sự Việt nam, từ lịch sử đến hiện tại, Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng giới
thiệu cuốn sách
“Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
trong luật hình sự Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn.
Cuốn sách là kết quả bước đầu nghiên cứu có tính chất chuyên sâu của tác
giả về Nhóm tội xâm phạm hoạt động
tư pháp, chắc chắn còn những hạn chế, khiêm khuyết. Rất mong bạn đọc góp ý kiến
để cuốn sách hoàn thiện hơn khi tái bản.
(23/10/2020)
|