Thư viện tài liệu
Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền thống
 An ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống (Non- Traditional Security) là một khái nieeum mới, một vấn đề của thế giới hiện đại, xuất hiện trong giai đoạn cưới thế kỷ XX< đầu thế kỷ XXI trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phúc tạp. Đặc biệt, kể từ sau sự liện chấn động 11/9/2001 tại nước Mỹ, khái niệm này xuất hiện nhiều và dẫn phổ biến. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, an ninh phi truyền thống là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng để phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mõi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước.

        Đối với Việt Nam, nội hàm khái niệm và ý nghĩa của vấn đề an ninh phi truyền thống được nhận thức từ rất sớm. Nghị quyêt sô 08/NQ-TW ngày 17 /12/1998 của Bộ chính trị (khóa VIII) về chiến lược an ninh quốc gia đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với an ninh quốc gia Việt Nam trong đó có vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ đó đến nay, Đang và Nhà nước ta đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với với an ninh phi truyền thống và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy đổi mới kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh và đối ngoại tỏng thời kỳ đổi mới đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường quốc phòng- an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng. Yêu cầu cơ bản là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu lực , hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

         Việc tìm hiểu nghiên cứu và giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống được đặt ra xét trên nhiều phương diện như chính trị, ngoại giao, quân sự, cả về lý luận thực tiễn xây dựng hoàn thiện thể chế, trong đó có phps luật hình sự.

             Với ý nghĩa đó, năm 2017, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật đã xuất bản cuốn sách Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền thống  do PGS.TS. Trịnh Tiến Việt làm chủ biên. Tuy nhiện, trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cũng như phục vụ việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chủ biên và các tác giả sách đã cập nhật, bố sung thêm những tri thức mới nhất về an ninh phi truyền thống và về pháp luật hình sự nước ta trong lần tái bản này.

           Trên cơ sở tiếp cận liên ngành, lấy khoa học luật hình sự là trọng tâm và kết hợp với khoa học an ninh, tội phạm học để làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đối với một số phạm phi truyền thống, cụ thể, cuốn sách được đánh giá sự phát triển ứng phó của quy đinh pháp luật hình sự nước ta trước thách thức an ninh phi truyền thống và tình hình một sô tội phạm phi truyền thống, qua đó, để luận chứng việc cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực thi nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đã nêu.

          Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

(19/10/2020)

Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Trang tiếp
Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: