Thư viện tài liệu
Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự
 Trong tiến trình cải cách tư phá

            Trong tiến trình cải cách tư pháp của Việt Nam, Toà án được xác định là trung tâm của cải cách tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm. Điều đó được thể hiện tại Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định “Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp…Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

            Theo tinh thần của Hiến pháp, BLTTHS cũng xác định hoạt động xét xử của Toà án giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ: Phán quyết của Toà án quyết định đến sinh mệnh chính trị, quyền con người cũng như lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp đặc biệt, phán quyết của Toà án còn chi phối quyền được sống của con người. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các Thẩm phán là hết sức nặng nề. Để tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà nước đòi hỏi các Thẩm phán phải nắm vững pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ xét xử, công tâm và bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức trong sáng và thanh liêm.

            Năm 2015, Quốc hội đã thông qua BLTTHS mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cùng với những đạo luật về tư pháp khác, Bộ luật này cần được đội ngũ Thẩm phán học tập thấm nhuần và thực thi nghiêm túc. Với kiến thức khoa học pháp lý vững chắc và kinh nghiệm hoạt động xét xử phong phú của mình, Tiến sĩ Phạm Minh Tuyên – Thành viên Hội đồng khoa học Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS 2015”, đây là một nỗ lực rất đáng được hoan nghênh. Mặc dù không phải tài liệu hướng dẫn chính thức và một số nội dung nêu trong cuốn sách chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả để tham khảo khi áp dụng pháp luật, nhưng cuốn sách này có thể nói là tài liệu hữu ích cho các Thẩm phán và Thư ký nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn công việc.

            Bên cạnh đó, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho những người làm công tác pháp luật cũng như công chúng quan tâm đến các hoạt động tố tụng của Hệ thống Toà án. Tôi cũng mong rằng, sau khi cuốn sách được xuất bản và phát hành trong thực tiễn thì tác giả tiếp tục đầu tư, nghiên cứu khoa học để có nhiều công trình khoa học trong lĩnh vực Luật hình sự và Tố tụng hình sự có thể giới thiệu với bạn đọc rộng rãi trong tương lai.

Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Trang tiếp
Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: