Thư viện tài liệu
Bình luận tội giết người và một số vụ án phức tạp
 Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội

Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung ngày 20/6/2017. Theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Bộ luật này thay thế Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Bộ luật mới đã có kế thừa và phát triển một bước pháp luật hình sự, thể hiện toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, hiệu lực quản lý của Nhà nước, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để triển khai thi hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự và để giúp bạn đọc, đặc biệt là Học viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Luật sư và những người tham gia tố tụng nghiên cứu, học tập, áp dụng pháp luật hình sự được thuận tiện, chính xác, Tiến sỹ Đỗ Đức Hồng Hà (chủ biên) đã so sánh tội giết người – tội phạm nguy hiểm nhất trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng của con người – trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trong sách này gọi chung là Bộ luật hình sự năm 2015), với tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực để chỉ ra những điểm kế thừa, điểm mới, điểm sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự năm 2015, những vụ án phức tạp và những lưu ý, đề xuất, kiến nghị để áp dụng đúng và thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội phạm nguy hiểm này.

Trong phạm vi cuốn sách, ngoài lời nói đầu, cuốn sách gồm 3 phần:

            PHẦN THỨ NHẤT

            TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN TRƯỚC NGÀY BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) CÓ HIỆU LỰC

            PHẦN THỨ HAI

            TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)

            PHẦN THỨ BA

            KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

            PHỤ LỤC

            BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017

            Cuốn sách này là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người nghiên cứu, giảng dạy pháp luật thuộc các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật học, những người tham gia và nhất là những người tiến hành tố tụng hình sự, góp phần xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và áp dụng đúng những quy định có lợi hoặc không có lợi cho bị can, bị cáo.

            Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

            Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

(23/10/2020)

Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Trang tiếp
Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: