Thư viện tài liệu
Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự VN sau...
 Nghiên cứu này được thực hiện tr

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở đề tài NCKH cấp ĐHQGHN (Mã số: QG.17.49) do Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ.

        TSKH.GS. Lê Văn Cảm (Biên soạn) & nhóm thành viên đề tài NCKH cấp ĐHQGHN (Mã số: QG.17.49)

         NHẬN THỨC KHOA HỌC VỀ PHẦN CHUNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SAU PHÁP ĐIỂN HÓA LẦN THỨ BA (Sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018- 425 tr.

         Cuốn sách chuyên khảo (SCK) này do Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật hình sự và tội phạm học, giảng viên cao cấp hạng I tại Bộ môn Tư pháp hình sự của khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), TSKH. GS. Lê Văn Cảm (Lê Cảm) biên soạn, trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN, Mã số QG.17.49) được thực hiện bởi nhóm thành viên đề tài (gồm 6 người), là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, có hệ thống toàn diện đầu tiên đưới khía cạnh lập pháp hình sự (LPHS) của khoa học pháp lý (KHPL) nói chung và khoa học luật hình sự (LHS) nói riêng ở Việt Nam mà trong đó có đề cập riêng đến đề tài đã được lựa chọn – duwois khía cạnh LPHS đưa ra sự phân tích khoa học để làm sáng tỏ về mặt lý luận 3 nhóm vấn đề về Phần chung pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam sau khi đã được điển hóa lần thứ ba với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi- bổ sung năm 2017 từ đây trở đi để cho ngắn gọn nên chỉ viết là “BLHS năm 2015”).

            Nội dung cuốn SCK này ngoài các phần Đặt vấn đề, Kết luận vấn đề, các phụ lục và Danh mục các tài liệu tham khảo , bao gồm ba nhóm vấn đề được nghiên cứu tương ứng với 3 chương gồm 30 mục.

           Cuốn SCK này nhằm nâng cao nhận thức khoa học về những vấn đề lý luận và thực tiễn KTLP, cũng như những tri thức mới về LPHS trong khoa học LHS cho các nhà luật học là các cán bộ khoa học, các cán bộ giảng dạy, các nghiên cứu sinh học viên cao học và sinh viên trong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) của các Khoa/ Trường Đại học Luật và cac viện NCKH về pháp lý cũng như có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ thực tiễn của các cơ quan, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (Tòa án) ở nước ta đồng thời cho bất kỳ luật gia nào quan tâm đến những vấn đề lý luận về phần chung trong khoa học LHS, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn về ký thuật lập pháp (KTLP) cũng như kỹ năng soạn thảo từng khoản, Điều, Mục, Chuwong, Phần trong các văn bản LPHS (nói riêng)./.      

(19/10/2020)

Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: