URL: http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676680/27677576?pers_id=27677954&item_id=57307194&p_details=1
 
Bài phỏng vấn “Về cơ chế trao đổi nghiệp vụ của các Thẩm phán Hàn Quốc”
21/05/2014-09:16:00 AM
 
Nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán nói chung là “Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án mà họ có nhu cầu trao đổi nghiệp vụ thì Thẩm phán có được tham vấn đồng nghiệp, các chuyên gia uy tín ở Tòa án các cấp hay không? Tham khảo về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn về cơ chế trao đổi nghiệp vụ của các Thẩm phán Hàn Quốc đối với Thẩm phán OH Byung Hie, Giám đốc Dự án “Tăng cường năng lực của Trường Cán bộ Tòa án” tại Việt Nam.
Nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán nói chung là “Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án mà họ có nhu cầu trao đổi nghiệp vụ thì Thẩm phán có được tham vấn đồng nghiệp, các chuyên gia uy tín ở Tòa án các cấp hay không? Tham khảo về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn về cơ chế trao đổi nghiệp vụ của các Thẩm phán Hàn Quốc đối với Thẩm phán OH Byung Hie, Giám đốc Dự án “Tăng cường năng lực của Trường Cán bộ Tòa án” tại Việt Nam.

Hỏi: Thưa Thẩm phán, khi gặp khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án thì ở Hàn Quốc, Thẩm phán có được hỏi (trao đổi nghiệp vụ) với đồng nghiệp hay các chuyên gia hay không? Nếu có thì cơ chế trao đổi nghiệp vụ cụ thể như thế nào?

Trả lời: Ở Hàn quốc,  khi gặp vấn đề cần tham khảo ý kiến, có tổ chức giúp đỡ tư vấn cho các Thẩm phán. Tuy nhiên, do tính chất công việc của Thẩm phán phải xét xử độc lập nên việc tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn từ bên ngoài đối với các vấn đề liên quan đến xét xử là không chính thức. Với ý nghĩa đó, sự tồn tại của nhóm tư vấn không được quy định trong luật pháp Hàn Quốc.  Tổ chức tư vấn cho các Thẩm phán Hàn Quốc trong các vụ việc khó, phức tạp được quy định bởi “ Quy tắc hành chính của Tòa án tối cao”, không phải luật pháp.

Hỏi: Quy định nói trên ra đời từ khi nào? Tổ chức thực hiện việc tư vấn có tên gọi là gì và do cấp nào quyết định thành lập?

Trả lời: “Quy định quản lý tri thức ngành Tòa án” ra đời ngày 4.2.2008, và sau đó, các tổ chức tư vấn được thành lập. Tên gọi của tổ chức tư vấn là “Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức”, do Tòa án tối cao Hàn Quốc thành lập.

Ngoài Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức trên, các Thẩm phán tham gia hoạt động vào Nhóm Cộng đồng theo lĩnh vực chuyên môn mà họ ưa thích, ở đó họ có thể thực hiện việc hỏi – đáp về các vấn đề băn khoăn. Tuy nhiên, Nhóm Cộng đồng không phải là một tổ chức tư vấn chính thức. Nhóm Cộng đồng này được hình thành khi mạng điện tử nội bộ của ngành Tòa án Hàn Quốc (courtnet)  được thiết lập vào những năm 1990, và đã được hiện đại hóa cùng với việc thi hành quy định quản lý tri thức ngành Tòa án năm 2008.

Hỏi: Xin Ngài cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức như thế nào? Cơ quan nào trực tiếp quản lý nhóm?

Trả lời:

Người quản lý cao nhất của Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức là Giám đốc Cơ quan hành chính Tòa án tối cao Hàn Quốc. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm điều hành là Giám đốc thư viện Tòa án Tòa án tối cao Hàn Quốc. Do vậy, thực chất Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức là một phần của Thư viện Tòa án. Thẩm phán, công chức Tòa án thuộc nhóm hỗ trợ không được hưởng lương trong các hoạt động liên quan của nhóm. Hoạt động mang tính chất tình nguyện.

Giám đốc Thư viện Tòa án là người chịu trách nhiệm điều hành Nhóm hỗ trợ quản lý tri thức. Giúp việc cho Giám đốc là T Điều hành quản lý tri thức gồm có các trưởng phòng của Thư viện Tòa án.

Khi thẩm phán hoặc công chức Tòa án đăng kí đặt câu hỏi theo lĩnh vực chuyên môn tương ứng vào hệ thống quản lý tri thức, câu hỏi đó sẽ được gửi đến thành viên của nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức theo từng lĩnh vực và thành viên của nhóm hỗ trợ đăng kí trả lời câu hỏi đó. Ngoài việc hỏi đáp, Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức còn có nhiệm vụ đánh giá những kiến thức mà Thẩm phán, công chức Tòa án thu thập được khi đăng kí vào hệ thống quản lý tri thức.

Giám đốc cơ quan hành chính Tòa án là người quản lý cao nhất, nhưng điều hành trực tiếp là Giám đốc Thư viện nên quyền quyết định lựa chọn người vào nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức là Giám đốc Thư viện.

Thành phần của nhóm bao gồm cả Thẩm phán và công chức Tòa án. Tổng số 95 người, bao gồm  52 Thẩm phán và 43 công chức Tòa án.Công chức Tòa án được  tham gia nhưng phải là Thư ký ( công chức cấp 4), phó Trưởng phòng (công chứ cấp 5). Lãnh đạo của các Tòa án cũng được phép tham gia vào Nhóm.

Nhóm được phân chia thành 21 lĩnh vực chuyên môn là các Tổ Hỗ trợ quản lý tri thức (mỗi Tổ có từ 3 – 10 người). Do vậy, Nhóm có thể giải đáp các tình huống ở tất cả các loại vụ án.

Nhóm không có trang mạng điện tử nội bộ riêng, mà là một phần của mạng thuộc hệ thống do Tòa án tối cao quản lý.

Khi Thẩm phán (hoặc công chức Tòa án) đặt câu hỏi, câu hỏi đó sẽ được chuyển đến Tổ hỗ trợ theo từng  lĩnh vực. Do vậy câu trả lời là với tư cách cá nhân theo từng lĩnh vực. Tất nhiên toàn bộ thành viên của Nhóm Hỗ trợ quản lý tri thức đều có thể xem tất cả các câu hỏi và câu trả lời đó; người hỏi và người trả lời có thể tiến hành trao đổi dưới hình thức viết lời bình.

            Xin trân thành cám ơn Thẩm phán!

 

Thẩm phán OH Byung Hie

Phỏng vấn: Hải Đăng


In Trang | Đóng cửa sổ