URL: http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676680/27677576?pers_id=27677954&item_id=34364835&p_details=1
 
Giới thiệu chức danh TP, các chức danh khác trong hệ thống Tư pháp Hàn Quốc
09/08/2013-10:35:00 AM
 
Như thông tin chúng tôi đã đưa, tại Kỳ 1, Kỳ 2 chúng tôi đã giới thiệu về tổ chức Tòa án, Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao, Tòa án địa phương và Tòa án đặc biệt của Hàn Quốc.
Như thông tin chúng tôi đã đưa, tại Kỳ 1, Kỳ 2 chúng tôi đã giới thiệu về tổ chức Tòa án, Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao, Tòa án địa phương và Tòa án đặc biệt của Hàn Quốc.
Kỳ này, giới thiệu về chức danh Thẩm phán và các chức danh khác như: công chức Tòa án, Luật sư, Công chứng viên, Pháp vụ viên, Thi hành án viên và các vấn đề liên quan đến các chức danh trên (đặc biệt là Thẩm phán).

Phòng xử án Dân sự

1. Thẩm phán
a) Chứng chỉ của thẩm phán
Khoản 3 điều 101 Hiến pháp quy định “Chứng chỉ của thẩm phán được quy định theo Luật”. Theo đó Luật Tổ chức Tòa án công nhận người có chứng chỉ Thẩm phán là người đã đỗ Kỳ thi Tư pháp, có quá trình học nhất định tại Trường đào tạo Tư pháp hoặc là người có chứng chỉ Luật sư. Nhưng từ năm 2009, đã đưa vào Trường đại học chuyên ngành luật học (Trường luật) với khóa học 3 năm theo chế độ của Mỹ thì năm 2012 có khóa tốt nghiệp đầu tiên. Theo đó, dần dần sẽ thu hẹp quy mô Kỳ thi tư pháp và tiến tới kế hoạch bỏ kỳ thi này. Do đó ngoại trừ những người đã có chứng chỉ luật sư theo chế độ cũ và hiện tại thì những người tốt nghiệp trường Luật, người đỗ kỳ thi chứng chỉ luật sư sẽ có chứng chỉ luật sư và trong những người này toàn bộ hay 1 phần sẽ được thừa nhận tư cách Thẩm phán.
b) Bổ nhiệm và thay thế Thẩm phán
Được sự phê chuẩn của Quốc hội, Tổng thống bổ nhiệm Chánh án Tòa án tối cao; với đề xuất của Chánh án Tòa án tối cao và được Quốc hội thông qua, Tổng thống bổ nhiệm Thẩm phán cấp cao. Chánh án Tòa án tối cao và Thẩm phán cấp cao phải qua thủ tục kiểm tra lý lịch tại Quốc hội trước khi được Quốc hội phê duyệt. Chánh án Tòa án tối cao và Thẩm phán cấp cao là vị trí của người trên 40 tuổi đã có thâm niên trên 15 năm ở chức vụ Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và là người tuân thủ theo quy định pháp luật.
Thẩm phán là người do Chánh án Tòa án tối cao bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội đồng Thẩm phán cấp cao. Việc bổ nhiệm Thẩm phán do Chánh án Tòa án tối cao tiến hành và để lập kế hoạch cơ bản về nhân sự Thẩm phán và điều hành nhân sự, Ủy ban nhân sự Thẩm phán là cơ quan tư vấn cho Chánh án Tòa án tối cao đã được thành lập. Mặt khác, Chánh án Tòa án tối cao đánh giá nhận xét thành tích làm việc đối với Thẩn phán và kết quả có có thể khiến thay đổi về mặt quản lý nhân sự.
c) Nhiệm kỳ Thẩm phán và tuổi về hưu
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án tối cao và Thẩm phán Tòa án tối cao là 6 năm, nhiệm kỳ của Thẩm phán là 10 năm. Chánh án Tòa án tối cao không được tái nhiệm nhưng Thẩm phán Tòa án tối cao và Thẩm phán có thể tái nhiệm. Thẩm phán cho dù vẫn còn nhiệm kỳ nhưng đến tuổi về hưu thì phải về hưu. Tuổi về hưu của Chánh án Tòa án tối cao là 70 tuổi, tuổi về hưu của Thẩm phán Tòa án tối cao là 65 tuổi, tuổi về hưu của Thẩm phán là 63 tuổi.
d) Bảo vệ thân phận Thẩm phán.
Thẩm phán được bảo vệ thân phận nếu không bị đình chỉ chức vụ, không bị đình chỉ chức vụ do tuyên án hình phạt giam cầm, không bị kỷ luật thôi việc của Ủy ban kỷ luật Thẩm phán, không bị xử lý nghỉ việc, cắt giảm lương hay xử lý bất lợi. Để tạm đình chỉ chức vụ thì phải tiến hành biểu quyết tạm đình chỉ chức vụ ở Quốc hội và quyết định tạm đình chỉ chức vụ của Tòa án Hiến pháp, nhưng trong lịch sử chưa có Thẩm phán nào bị tạm đình chỉ chức vụ.
Thẩm phán nhất niệm là bảo vệ sự trung lập chính trị của viên chức nhà nước, Thẩm phán không thể gia nhập chính đảng và hoạt động chính trị. Khi do trở ngại về mặt thể chất và tinh thần to lớn dẫn đến Thẩm phán không thể tiến hành công việc được thì đối với Thẩm phán Tòa án tối cao sẽ do Chánh án Tòa án tối cao đề nghị và Tổng thống ra chỉ thị nghỉ việc, đối với Thẩm phán thường thì sẽ do Chánh án Tòa án tối cao chỉ thị nghỉ việc.
e) Số Thẩm phán hiện tại
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2009, Hàn Quốc có 2.440 Thẩm phán bao gồm cả Chánh án Tòa án tối cao và thẩn phám Tòa án tối cao.

Phòng xử án Hình sự

f) Cải cách chế độ tư pháp đang được thảo luận hiện nay
Gần đây ở Hàn Quốc, đang thảo luận về việc cải cách toàn diện chế độ tư pháp với trọng tâm là Cơ quan Tư pháp và Cơ quan Lập pháp. Nguyên nhân bắt đầu từ những phê phán rằng có quá nhiều vụ việc kháng án lên Tòa án tối cao do đó Tòa án tối cao không thể làm tốt vai trò của mình. Một phần trong Hội Luật sư chủ trương phải tăng số lượng Thẩm phán (hiện nay là 14 người) nhưng Tòa án tối cao đang phản đối. Quan điểm của Tòa án tối cao là phương án giải quyết căn bản để giảm vụ việc kháng án nhiều là thực hiện tốt công việc, nâng cao sự tin cậy của phán xét ở cấp xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm hơn nữa. Để thực hiện được việc này, một trong các phương án đang được luận bàn thì do có nhận được phê phán của người dân là các Thẩm phán hiện tại quá trẻ và thiếu kinh nghiệm nên trong tương lai sẽ chỉ cấp tư cách Thẩm phán cho những người có năm kinh nghiệm pháp luật với thời gian tương đối. Hiện nay trong số các Thẩm phán được tuyển mới có những người có kinh nghiệm làm việc tại chức vụ Công tố viên hoặc Luật sư nhưng đa số là những người sau khi trúng tuyển Kỳ thi tư pháp và được đào tạo tại Trường Đào tạo Tư pháp trong 2 năm sau đó được tuyển dụng làm Thẩm phán. Tòa án tối cao và Thẩm phán Hàn Quốc, không nghi ngờ ở điểm họ đều là những Thẩm phán trẻ của Hàn Quốc có tư chất vượt trội và năng lực nghiệp vụ xuất sắc nhưng người dân có nguyện vọng muốn nhận được sự xét xử từ những Thẩm phán nhiều tuổi có kinh nghiệm và sự hiểu biết. Do nhu cầu đó không được đáp ứng nên có thể đó là nguyên nhân khiến tỷ lệ không phục xét xử tăng cao. Không chỉ vậy, tương lai khi chế độ Kỳ thi Tư pháp bị bãi bỏ thì về nguyên tắc sẽ tiến hành đào tạo thực tế tại Trường Luật chứ không phải Trường Đào tạo Tư pháp và nếu trao Chứng chỉ Luật sư cho sinh viên tốt nghiệp trường Luật thì chế độ tuyển dụng Thẩm phán hiện này không còn cách nào khác là phải thay đổi. Hiện tại, việc thảo luận cụ thể đang ở giai đoạn ban đầu nên khó dự đoán chế độ nào sẽ được thực hiện trong tương lai nhưng Tòa án tối cao Hàn Quốc đang không ngừng nỗ lực để có được hệ thống tư pháp được người dân tin tưởng.
2. Công chức Tòa án
Công chức Tòa án bao gồm nhân viên thường của Tòa án, nhân viên đặc thù và nhân viên có kỹ năng. Đối với nhân viên thường của Tòa án tùy theo công việc đảm nhận mà được phân loại nghề nghiệp là hành chính tư pháp (cụ thể : nghiệp vụ tòa án, nghiệp vụ đăng ký, nghiệp vụ điều tra, điện toán, thống kê, tâm lý dữ liệu miêu tả, quản lý thư viện, phiên dịch, cơ sở vật chất, công nghiệp, y tế.v.v., chức vụ đó chia từ cấp 1 đến cấp 9. Nhân viên có kỹ năng Tòa án tùy theo công việc đảm nhận mà phân loại vị trí thành nhân viên hành chính tư pháp, cơ sở vật chất, công nghiệp, thông tin, y tế, thợ làm vườn, bảo vệ tòa án.v.v. và cấp bậc từ cấp 6 đến cấp 10.
3. Luật sư
Luật sư thực hiện hành vi đại diện và công việc pháp luật thông thường liên quan đến đề nghị xử lý hành vi hoặc hành chính về tố tụng theo sự ủy thác của đương sự vụ kiện hoặc người có liên quan. Thừa nhận người có chứng chỉ Luật sư là người đỗ kỳ thi tư pháp và theo khóa học nhất định tại Trường Đào tạo Tư pháp, Luật sư có nhiều kinh nghiệm làm việc và có thể bào chữa tại tất cả các Tòa án mà không bị giới hạn. Nhưng như giải thích ở trên, Hàn Quốc đang lên kế hoạch hủy bỏ Kỳ thi tư pháp trong tương lai và thay vào đó những sinh viên tốt nghiệp trường luật đỗ Kỳ thi tư cách Luật sư sẽ được trao chứng chỉ Luật sư.

Hội đồng xét xử hình sự

4. Công chứng viên
Công chứng viên là người làm nghề lập Văn bản chứng liên quan đến quyền cá nhân hoặc hành vi pháp luật, chứng nhận văn bản theo sự ủy thác của đương sự hoặc người có liên quan khác. Với Văn bản chứng của Công chứng viên được lập theo cách thức nhất định trong phạm vi quyền hạn, nội dung được lập cho phép tiến hành cưỡng chế người có nghĩa vụ tài chính chính là quyền lực thi hành và có thể thi hành cưỡng chế có thời hạn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định nhiệm kỳ và bổ nhiệm những người có chứng chỉ Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư làm Công chứng viên. Công việc công chứng viên này có thể được tiến hành ở Pháp nhân tư pháp được cấu thành từ 5 luật sư trở lên hoặc Văn phòng pháp luật liên kết được cấu thành từ luật sư với số lượng trên số lượng nhất định. Mặt khác, trường hợp trong khu vực quyền hạn của Sở thanh tra địa phương mà không có Công chứng viên hoặc trường hợp công chứng viên không thể thực hiện chức năng của mình thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao quyền cho Thanh tra Cục thanh tra địa phương hoặc Trưởng Văn phòng Đăng ký có thể tiến hành công tác của Công chứng viên trong quyền hạn.
5. Pháp vụ viên
Pháp vụ viên tiến hành công việc như lập văn bản trình lên Tòa án và Cục thanh tra hoặc văn bản liên quan đến công việc của Cục thanh tra, đệ trình thay theo sự ủy quyền của người khác. Người đỗ Kỳ thi pháp vụ có chứng chỉ hành nghề pháp vụ và ngay khi muốn bắt đầu công việc Pháp vụ viên, sau khi kết thúc khóa đào tạo theo quy định của quy tắc Tòa án tối cao thì phải đăng ký với Hiệp hội pháp vụ viên Hàn Quốc.
6. Thi hành án viên
Cơ quan thi hành án là cơ quan tư pháp độc lập làm công việc như thi hành phán quyết, tống đạt văn bản và những công việc khác theo quy định pháp luật. Vì lý do đó xét một cách cứng nhắc thì Thi hành án viên không phải là viên chức nhưng xét về nghĩa thực tế thì Thi hành án viên là công chức nhà nước chịu sự giám sát của Chánh án tòa án địa phương trực thuộc. Nhưng lương không nhận được từ Tòa án mà nhận được từ đương sự.
Thẩm phán Kim Myung Su-Th.s Chu Hải Đăng

In Trang | Đóng cửa sổ