Trí tuệ nhân tạo
Trí
tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI) không còn chỉ là chủ đề của những
“thước phim khoa học viễn tưởng” mà đã hiện hữu và dần trở nên phổ biến trong
thế giới thực mà con người đang sống. Là một trong những yếu tố cơ bản của Cách
mạng Công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0), trí tuệ nhân tạo đã, đang phát triện
mạnh mẽ và tác động đến gần như mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Để
nhận diễn rõ hơn những tác động của trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra
trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người, trong khuôn khổ hỗ trợ của Đại sứ
quán Australia thông qua Aus4Skills dành cho Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về
Quyền con người, ngày 28 tháng 5 năm 2019 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra
với pháp luật và quyền con người”.
Hội
thảo thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham dự, trình bày
tham luận, thảo luận và chia sẻ quan điểm, nhận thức, những vấn đề đặt ra với
pháp luật và quyền con người khi trí tuệ nhân tạo xuất hiện và được sử dụng ngày
càng nhiều hơn trong đời sống hiện đại.
Trên
cơ sở các bài tham luận Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành biên
tập, chỉnh lý thành Cuốn sách tham khảo “Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền
con người” với mục tiêu cơ bản là:
-
Cung
cấp những quan niệm, tri thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo, góp phần nhận diện rõ
hơn cơ hội, thách thức, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong lĩnh vực
pháp luật và quyền con người trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng phát
triển và phổ biến trong đời sống xã hội;
-
Cung
cấp thêm những ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước, nhà hoạch định chính sách
nhằm tận dụng thành công những tiện ích, lợi thế mà trí tuệ nhân tạo đem lại và
ứng phó tốt hơn, phù hợp hơn với những thách thức phi truyền thống trong kỷ
nguyên của trí tuệ nhân tạo;
-
Góp
phần xây dựng, củng cố hệ thống học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội mà trước hết là Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về
Quyền con người của Khoa.
Về
cấu trúc, do cuốn sách tham khảo này được chỉnh lý trên cơ sở các bài viết của
Hội thảo, nên không chia thành các phần, chương như thông thường để tránh sự
khiên cưỡng. Tuy vậy, các bài viết đã được đồng chủ biên chủ ý sắp xếp thành các
nhóm nội dung như: Một số vấn đề chung; Trí tuệ nhân tạo và pháp luật; Trí tuệ
nhân tạo và quyền con người.
Về
một số vấn đề chung, cuốn sách tập trung làm rõ một số vấn đề nhận thức, đặc
điểm, thuộc tính cơ bản của trí tuệ nhân tạo, những quan điểm, lịch sử phát
triển, những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo đem lại cũng như những vấn đề đặt ra,
các thách thức mà nhân loại đã hoặc có thể phải đối diện trong điều kiện phát
triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn. Ngoài ra, ở phần này, cuốn sách
cũng đề cập, luận giải một số nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra trong
thực hiện quản trị quốc gia và xu hướng phát triển trong viễn cảnh áp dụng trí
tuệ nhân tạo ở các lĩnh vực này của nước ta.
Về
trí tuệ nhân tạo và pháp luật, cuốn sách tập trung phân tích về những vấn đề đặt
ra trong xây dựng, thực thi pháp luật và ở một số lĩnh vực, hoạt động cụ thể.
Chẳng hạn, các bài viết đề cập đến các vấn đề, thách thức pháp lý đặt ra trong
thực tiễn hoạt động của các loại dịch vụ pháp lý, nghề luật, tiếp cận công lý và
xây dựng pháp luật, chính sách. Trong phần này, nội dung cuốn sách còn đề cập
đến những đòi hỏi cần phải điều chỉnh, thay đổi chính sách, pháp luật ở một số
lĩnh vực, vấn đề liên quan đến tư cách pháp lý, chủ thể của pháp luật, trách
nhiệm pháp lý, đạo đức của robots… để ứng phó với những vấn đề của trí tuệ nhân
tạo đang đặt ra.
Về
trí tuệ nhân tạo và quyền con người, cuốn sách tập trung chủ yếu về những vấn đề
đặt ra với quyền con người trong bối cảnh xuất hiện và việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo ngày càng phổ biến ở các quốc gia và Việt Nam. Ở phần này, các bài viết
tập trung nêu lên các xâm phạm nhân quyền và vấn đề đặt ra đối với các loại
quyền con người, như quyền lao động, việc làm, an sinh xã hội, an ninh con
người, quyền về sự riêng tư, quyền được lãng quên… Ngoài ra, ở phần này còn đề
cập đến mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo ở các quốc gia để quản lý dân cư, đánh
giá tín nhiệm công dân và những vấn đề đặt ra đối với việc bảo vệ, bảo đảm các
quyền của con người. Một nội dung khác cũng được đề cập trong phần này là cần
phải kiểm soát, giám sát hệ thống trí tuệ nhân tạo để bảo đảm nhân quyền và vấn
đề Việt Nam cần phải xây dựng được Chiến lược quốc gia phát triển trí tuệ nhân
tạo để vừa ngăn ngừa những xâm phạm nhân quyền, đồng thời thúc đẩy sự phát triển
của trí tuệ nhân tạo tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm
thực hiện các quyền con người trong bối cảnh mới.
Với
tính chất là cuốn sách tham khảo mà nội dung là tập hợp các bài viết của các tác
giả tham dự Hội thảo nên không thể tránh khỏi sự thiếu nhất quán trong cách tiếp
cận, nhận thức về cùng một vấn đề hoặc một số vấn đề. Tuy vậy, đồng chủ biên
cũng thống nhất tôn trọng quan điểm học thuật của mỗi tác giả và cho rằng cách
tiếp cận đa chiều sẽ làm cho cuốn sách trở nên thú vị, sinh động và đa dạng hơn.
Trong
phạm vi cuốn sách tham khảo này rất khó để bao quát được hết mọi vấn đề đặt ra
đối với pháp luật và quyền con người, bởi lẽ những hiểu biết về trí tuệ nhân tạo
trên thực tế còn hạn chế và sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với xã hội diễn ra
ở rất nhiều lĩnh vực với mức độ và cường độ khác nhau. Ngoài ra, pháp luật và
quyền con người luôn là những lĩnh vực có phạm vi rộng lớn, bởi vậy với nguồn
lực hạn chế, chúng tôi chỉ tiếp cận ở một số vấn đề, nội dung cơ bản, khái quát
và thậm chí còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến trong cuốn sách này mà sẽ tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện ở những lần xuất bản sau.
Nhân
dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ, Đại sứ quán Australia tại Hà
Nội, và Chương trình phát triển nhân lực Việt Nam – Australia (Aus4Skills) đã hỗ
trợ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thực hiện Chương trình đào tạo
Thạc sỹ Pháp luật về Quyền con người kể từ năm 2017, trong đó có việc tổ chức
hội thảo nói trên.
Mặc
dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do đây là một vấn đề còn khá mới mẻ trong khi
nguồn lực còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn cuốn tham khảo này không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách với những gợi
mở ban đầu sẽ hữu ích đối với bạn đọc cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này
và chân thành mong nhận được những góp ý để cuốn sách và nhận thức của các tác
giả được hoàn thiện hơn.
|