Untitled 4
“Pháp luật kinh tế được hiểu là một hệ thống nhiều lĩnh vực pháp luật khá rộng,
bao gồm Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất
đai, Luật Môi trường…Khi hình thành và phát triển ở Việt Nam từ những thập niên
80 (thế kỷ 20), Luật Kinh tế được hiểu là một bộ phận của pháp Luật Kinh tế, là
ngành luật độc lập có phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực nghiên cứu, khái niệm “Luật Kinh tế” đã dần được thay
thế bằng các khái niệm “Luật Thương mại”, “Luật kinh doanh” do ảnh hưởng của quá
trình thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lý kinh tế, dẫn đến những thay đổi căn
bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân.
Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật KInh tế không còn
là các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh
tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch
được giao. Nền kinh tê không còn vận hành theo kế hoạch hóa tập trung và vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, với nền tảng là sự công
nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động
tất yếu của quá trình hội nhấp kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu
cầu đổi mới trong khoa học Luật Kinh tế, theo đó, khái niệm “Luật Kinh tế” ít
được sử dụng hơn trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh doanh
và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khái niệm Luật Kinh tế vẫn
được sử dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật gồm tổng thể các quy định pháp
luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định về các loại chủ thể kinh
doanh, điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với chính sách quản lý
kinh tế của nhà nước và quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh (nếu có).” – trích lời nhóm tác giả
Với mục đích cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản và cần thiết cho thực
tiễn kinh doanh và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, cuốn
sách này đã ra đời với kết cấu 21 chương, sắp xếp theo 4 phần chính :
Phần 1 : Tổng quan về Luật Kinh tế trong nền kinh tê thị trường ở Việt Nam
Phần 2 : Pháp luật về các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế
Phần 3 : Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, cạnh tranh và hoạp đồng trong
hoạt động kinh doanh
Phần 4 : Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
(29/10/2020)
|