Trong thời kỳ phong kiến Việt Na
Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, để bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của
mình, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, các triều đại phong
kiến còn ban hành các bộ luật. Có thể nói, trong các bộ luật đó, bộ Quốc
triều hình luật (Luật Hồng Đức) của triều đại nhà Hậu Lê (1428 –
1788) là một trong những bộ luật tiêu biểu và là đỉnh cao của pháp luật Việt Nam
thời phong kiến. Đây cũng là bộ luật xưa nhất của nước ta còn lưu giữ được đầy
đủ cho đến nay.
Quốc triều hình luật viết
bằng chữ Hán hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội). Có ba
bản Quốc triều hình
luật in ván khắc, mang các ký hiệu A.341, A.1995 và A.2754. Bản Quốc
triều hình luật mang ký hiệu A.341 được coi là bản có giá trị nhất
vì là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả.
Bản dịch cuốn sách Quốc
triều hình luật (Luật hình triều Lê) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức
dịch từ bản Quốc
triều hình luật chữ Hán mang ký hiệu A.341 và có đối chiếu, tham
khảo với các văn bản khác. Công việc này do một nhóm các nhà chuyên môn cùng các
dịch giả Nguyễn Ngọc Nhuận và Nguyễn Tá Nhí (Chuyên viên Viện Nghiên cứu Hán
Nôm) thực hiện. Sau đó, Quốc
triều hình luật được Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản lần đầu tiên vào
năm 1991.
Cuốn sách Quốc triều
hình luật do Viện Sử học dịch và biên soạn là cuốn sách thể hiện
tương đối đầy đủ và chính xác nội dung của bộ luật này. Cuốn sách đã giới thiệu
được một trong những thành tựu tiêu biểu của pháp luật Việt Nam thời phong kiến
cho những ai quan tâm muốn tìm hiểu lịch sử và pháp luật nước ta.
(2/12/2020)
|