Thư viện tài liệu
Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế
 Ngày 17 tháng 7 năm 1998

      Ngày 17 tháng 7 năm 1998, 120 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua quy chế Rome về Tòa án hính sự quốc tế (ICC) . Lần đầu tiên trong lịch sử, một có chế xét xửa hình sự quốc tế mang tính chất thường trực của nhân loại được thành lập để xét xử những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất, chấm dứt hình thức miễn trừ quốc gia đối với các tội phạm chống lại loài người. Hiện đã có 139 quốc gi ký và 113 quốc gia phê chuẩn vag gia nhấp Quy chế này.

      Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhấp quốc tế hiện nay, việc Việt Nam gia nhấp Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế là hoàn toàn phù howpjvaf cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại là giữ vũng môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, Quy chế Rome gồm các quy định quốc tế đa phương đồ sộ về quy mô và phức tạp về nội dung, trong đó còn nhiều vấn đề mà việc tiếp cận và đánh giá giữa Việt Nam và quy chế có sự khác biệt (như định nghĩa các tội phạm, khái niệm quyền con người…); việc thực hiền đòi hỏi những điều kiện tương đối khắt khe, có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nên việc nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung của Quy chế trước khi xem xét, quyết định gia nhấp là yêu cầu rất quan trọng và cấp thiết.

       Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học các vấn đề và so sánh pháp luật về hình sự trong nước với Quy chế Rome cũng như theo dõi sự phát triển của ICC., các chuyên gia pháp luật Việt Nam đac có những tìm hiểu và nghiên cứu để tiến hành các bước tiến tới phê chuẩn và gia nhập Quy chế này, nhưng đến nay chúng ta chưa chuẩn bị được nhiều. Hệ thống văn bản pháp luật hình sự của Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích với quy chế Rome. Hơn nữa, năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn tài chính của Việt Nam còn có những mặt hạn chế trước các yêu cầu đòi hỏi trong quy chế Rome…

        Nhằm cung cấp thông tin về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) và nâng cao hiểu biết về nội dung và thực tiễn thi hành Quy chế Rome Tòa án hình sự quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật xuất bản cuốn Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế do TS Dương Tuyết Miên chủ biên.

       Cuốn sách là một công trình nghuên cứu công phu về một vấn đề còn ít được nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách tập trung giưới thiệu tổ chức, nguyên tắc hoạt động tính chất và vai trò Tòa án hình sự quốc tế, các quy định và biện pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự theo quy chế Rome; đồng thời, còn tiến hành so sánh, trên cơ sở đó đánh giá về tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy định tương ứng của Quy chế Rome về Tòa án hình sự Quốc tế. Nội dung sách còn nhiều vấn đề cần trao đổi và nghiên cứu thêm. Để bạn đọc thuận tiên nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi cố giữ nguyên các luận chứng của tác giả và coi đây là quan điểm riêng.

        Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích đối với các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế, các giảng viên và sinh viên trường luật.

                Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

(19/10/2020)

Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: