Thư viện tài liệu
Các nguyên tắc hiến định trong tố tụng hình sự Việt Nam
 Việc thực hiện Chiến lược cải cá

Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị trong những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng, tác động tích cực đến kinh tế, xã hội. Hệ thống tư pháp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, hướng đến một nền tư pháp văn minh, dân chủ, hiện đại, bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và phát triển đất nước. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã ghi đậm dấu ấn trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện qua việc phát triển, bổ sung các nguyên tắc dân chủ, có tính chất nền tảng về tổ chức và hoạt động tư pháp, trong đó có các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến hoạt động tố tụng hình sự. Các nguyên tắc nói trên được cụ thể hóa và được làm phong phú thêm trong các đạo luật về tổ chức và hoạt động tư pháp, tạo thành một hệ thống quy định pháp luật về tố tụng công khai, minh bạch, đồng bộ, thống nhất và dễ đi vào cuộc sống, hướng tới nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Để giúp bạn đọc tìm hiểu về những nguyên tắc hiến định trong tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Tư pháp giới thiệu cuốn: “Các nguyên tắc hiến định trong tố tụng hình sự Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên chuyên trách - Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, hiện là Giảng viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
PHẦN THỨ NHẤT: HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CÓ TÍNH CHẤT NỀN TẢNG CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
PHẦN THỨ: HAI CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐƯỢC HIẾN PHÁP QUY ĐỊNH
1. Nguyên tắc suy đoán vô tội
2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
3. Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm và bí mật đời tư
5. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
6. Nguyên tắc đại diện nhân dân tham gia xét xử
7. Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
8. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
9. Nguyên tắc người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai
10. Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
11. Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

(2/12/2020)

Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: