Untitled 1
“Trong những năm gần đây, tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc xác
lập chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển ngày càng trở nên căng
thẳng tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Những tranh chấp, xung đột và
hành vi vi phạm trên các vùng biển xuất hiện ngày càng nhiều, đe dọa đến ổn
định, hòa bình và quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Một trong những nguyên nhân
làm cho các tranh chấp này dậy song, ngoài mục đích chính trị còn có những ảnh
hưởng rất lớn từ phương diện pháp lý, đó có thể là sự chồng chéo về chủ quyền,
quyền chủ quyền hay quyền tài phán trong những khu vực biển chồng lấn cần phân
định; hay là sự chưa rõ ràng trong các quy địnhnhằm phân định quyền tài phán
giữa các quốc gia… Chính vì vậy, việ nghiên cứu một cách tổng thể, chuyên sâu về
quyền tài phán và việc thực thi quyền tài phán trên biển nói chung và Việt Nam
nói riêng là rất cần thiết nhằm : (i) Cụ thể hóa những chyur trương, chính sách
liên quan đến vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
trong Nghị Quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020; (ii) Củng cố thêm cơ sở lý luận và pháp lý cho việc bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các quốc gia nói chung và Việt
Nam nói riêng ở trên các vùng biển; đồng thời giữ gìn và duy trì trật tự pháp lý
quốc tế đã được thiết lập theo quy định của pháp luật quốc tế, trong đó có Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 982 (sau đây viết tắt là UNCLOS). Qua đó
phân tích những thách thức, đồng thời đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp
luật, nâng cao hiệu qur thi hành quyền tài phán của Việt Nam trên biển trong
thời gian tới; (iii) Cung cấp nguồn tài liệu chi tiết hơn phục vụ cho việc học
tập, nghiên cứu trong tuyên truyền về chue quyền biển, đảo nói chung và những
nội dung xoay quanh quyền tài phán và việc thực thi quyền tài phán trên biển
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Xuất phát từ những định hướng đó, với rất nhiều tâm huyết, sự trăn trở và nâng
niu, tác giả đã biên soạn cuốn sách “Quyền tài phán của quốc gia trên biển – một
số vấn đề lý luận và thực tế”. Tác giả hy vọng rằng đứa con tinh thần này sẽ trở
thành nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những kiến thức và thông tin hữu ích tới
bạn đọc, được bạn đọc đón nhận và sẻ chia” – trích lời tác giả
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
|