6.1.2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để quy định loại hình phạt, khung hình phạt.Đòi hỏi “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” được xuất hiện sau khi Toà án đã xác định bị cáo có phạm tội và điều, khoản cụ thể của BLHS được áp dụng. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thường được thể hiện:

  • Xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…

 

 

  • Xem xét, cân nhắc hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).

Ví dụ: Cùng phạm tội trộm cắp tài sản, nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất, M trộm cắp tài sản có giá trị 55 triệu đồng, còn trong vụ án thứ hai, N trộm cắp tài sản có giá trị 195 triệu đồng, thì tuy cùng áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS để xử phạt các bị cáo, song cần phải quyết định hình phạt đối với N nặng hơn M.

  • Nếu là vụ án có đồng phạm thì cần xem xét tính chất của đồng phạm có ít người hay có nhiều người tham gia; xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người trong đồng phạm để cá thể hoá trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
  • Nếu phạm tội có tổ chức cần xem xét, cân nhắc tính chất của tổ chức có ít người hay có nhiều người tham gia; mức độ cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm; xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người khi thực hiện tội phạm để cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

 

Ví dụ: Cùng dùng vũ khí cướp tài sản, nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất, A thực hiện hành vi cướp tài sản có chuẩn bị từ trước và thực hiện cướp tài sản giữa ban ngày, nơi có dân cư đông đúc, còn trong vụ án thứ hai, B thực hiện cướp tài sản lợi dụng nơi vắng vẻ, khi thấy có người đi qua mới nẩy sinh ý định thực hiện cướp tài sản, thì tuy cùng áp dụng điều khoản như nhau, nhưng phải quyết định mức hình phạt đối với A nặng hơn đối với B.

Cập nhật lần cuối: 06/09/2009

Tòa án nhân dân tối cao nước CHXHCN Việt Nam - SỔ TAY THẨM PHÁN


Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn.

  •  

sotaythamphan@toaan.gov.vn


Quyền Trưởng Ban biên tập:Phạm Quốc Hưng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Sổ tay Thẩm phán được cơ quan Phát triển Quốc tế AUSTRALIA hỗ trợ xây dựng.

THE SUPREME PEOPLE'S COURT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM


Address: No 48 Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi.
Tel : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn

  •  

sotaythamphan@toaan.gov.vn.


Editor-in-chief: Pham Quoc Hung - Judges of the Supreme People's Court.
License of supplying information on the Internet number 184/GP-TTĐT
the Ministry of Information and Communications of the Socialist Republic of Vietnam (MIC) on 27/11/2009.
Write clearly the source document of the SPC (www.toaan.gov.vn). When quoting information in this website - license of SPC.
Copyright © 2008 www.toaan.gov.vn. All rights reserved.