4.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa

Công việc chính và kỹ năng thực hiện

  •  Trước khi bắt đầu xét hỏi, cần tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu các bên không thỏa thuận được thì bắt đầu việc xét hỏi.
  •  HĐXX xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe ý kiến của người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, đối chiếu các ý kiến này với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để giải quyết vụ án.
  •  Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến HTND, sau đó đến Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, và những người tham gia tố tụng khác.
  •  Nếu người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không trực tiếp tham gia tố tụng mà uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng hoặc nhờ luật sư thì Toà án nghe ý kiến của người đại diện do đương sự uỷ quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi hỏi người đại diện do đương sự uỷ quyền thì phải chú ý phạm vi được uỷ quyền bởi pháp luật tố tụng hành chính qui định rằng người đại diện do đương sự uỷ quyền chỉ được thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền.
  •  Người làm chứng (nếu có): Việc hỏi người làm chứng phải tập trung vào làm rõ những tình tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án, đặc biệt là những tình tiết chưa được thể hiện đầy đủ trong các tài liệu thu thập được.
  •  Người giám định (nếu có): Việc hỏi người giám định tập trung vào những nội dung chủ yếu được trình bày trong kết luận giám định, đặc biệt là những nội dung có thể dẫn đến những ý kiến đánh giá khác nhau.
  •  Trong khi nghe những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến của mình về vụ việc đang được xem xét, HĐXX đồng thời đối chiếu các ý kiến này với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được. Những nội dung chưa rõ phải hỏi thêm. Những nội dung mà ý kiến các bên mâu thuẫn với nhau thì phải tổ chức đối chất để xác định sự thật. Việc hỏi phải tiến hành dứt điểm từng vấn đề, từng nội dung.
  •  Trước khi kết thúc hỏi, Chủ tọa phiên toà hỏi những người tham gia tố tụng xem họ có yêu cầu hỏi thêm hay không. Nếu có người đề nghị hỏi thêm thì HĐXX xem xét, nếu không thì Thẩm phán Chủ tọa phiên toà tuyên bố kết thúc phần hỏi.
Cập nhật lần cuối: 06/09/2009

Tòa án nhân dân tối cao nước CHXHCN Việt Nam - SỔ TAY THẨM PHÁN


Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn.

  •  

sotaythamphan@toaan.gov.vn


Quyền Trưởng Ban biên tập:Phạm Quốc Hưng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Sổ tay Thẩm phán được cơ quan Phát triển Quốc tế AUSTRALIA hỗ trợ xây dựng.

THE SUPREME PEOPLE'S COURT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM


Address: No 48 Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi.
Tel : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn

  •  

sotaythamphan@toaan.gov.vn.


Editor-in-chief: Pham Quoc Hung - Judges of the Supreme People's Court.
License of supplying information on the Internet number 184/GP-TTĐT
the Ministry of Information and Communications of the Socialist Republic of Vietnam (MIC) on 27/11/2009.
Write clearly the source document of the SPC (www.toaan.gov.vn). When quoting information in this website - license of SPC.
Copyright © 2008 www.toaan.gov.vn. All rights reserved.